Những điều cần biết về bệnh bại liệt - nguy cơ tái bùng phát dịch do trì hoãn tiêm chủng sau 2 năm đại dịch

Những điều cần biết về bệnh bại liệt - nguy cơ tái bùng phát dịch do trì hoãn tiêm chủng sau 2 năm đại dịch

Với đặc tính dễ lây, có khả năng sống lâu ở ngoài môi trường, virus bại liệt có khả năng gây ra các dịch bệnh lớn. Bệnh bại liệt có thể gây liệt chi không hồi phục, liệt nửa người, ở mức độ tối đa có thể gây liệt tủy sống, liệt hành tủy, suy hô hấp và tử vong. Virus bại liệt tái bùng phát ở Mỹ, Anh, Isarel... do chương trình tiêm chủng bị trì hoãn sau hai năm đại dịch, thái độ e ngại của người dân đối với vắc xin.

1. Bệnh bại liệt là gì?

Bệnh bại liệt là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus bại liệt (virus Polio) gây ra. Đa số các trường hợp nhiễm virus bại liệt sẽ không có hoặc rất ít triệu chứng. Trẻ có thể sốt nhẹ, nhức đầu, nôn ói vài ngày sau đó hồi phục. Tuy nhiên, một số ít trường hợp có hội chứng viêm màng não và có biểu hiện như sốt, cứng cổ, lưng, đau đầu dữ dội, đau cơ, có khi co giật cơ. Trong một số trường hợp diễn biến nặng, có thể dẫn đến liệt hai chân và nửa thân dưới, nếu tổn thương lan tới thân não sẽ gây khó nuốt, khó thở, tử vong.

Căn bệnh này từng khiến các bậc cha mẹ khắp thế giới khiếp sợ trong nửa đầu thế kỷ 20. Virus ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh thường không có triệu chứng, song một số người có biểu hiện sốt và nôn mửa. Khoảng một trên 200 trường hợp nhiễm virus có thể dẫn đến tê liệt không thể hồi phục, tới 10% bệnh nhân tử vong.

Bệnh bại liệt hiện chưa có chưa có các biện pháp điều trị đặc hiệu. Phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay là điều trị triệu chứng, gồm vật lý trị liệu, nẹp và phẫu thuật chỉnh hình nhằm giảm bớt hậu quả của bệnh.

2. Cấu tạo virus bại liệt

Bệnh bại liệt được gây bởi virus bại liệt Polio (Poliovirus), đây là virus họ đường ruột (Enterovirus), thuộc họ Picornaviridae. Virus bại liệt gồm 3 tuýp, cả 3 týp đều có nguy cơ gây bệnh, đó là:

● Tuýp 1: có tên gọi là Brunhilde, là nguyên nhân gây bệnh chính, chiếm 90% tất cả các trường hợp.

● Tuýp 2: tên gọi là Lansing

● Tuýp 3: tên gọi là Leon.

Về cấu tạo, virus bại liệt khi nhìn dưới kính hiển vi điện tử có khối hình cầu, trọng lượng phân tử 6.8x106 dalton, không có vỏ, đường kính 27 nm gồm 1 protein capsid có cấu trúc bền vững bao lấy ARN của virus.

Virus bại liệt có khả năng tồn tại tốt ở môi trường bên ngoài. Trong nước, ở nhiệt độ thường, virus bại liệt sống được 2 tuần. Trong nhiệt độ 0 - 4 độ C, chúng sống được nhiều tháng. Virus bại liệt chịu được nhiệt độ khô hanh, liều clo thường dùng để diệt khuẩn nước không tiêu diệt được virus bại liệt. Tuy nhiên chúng bị tiêu diệt bởi thuốc tím (KMnO4) và nhiệt độ 56 độ C sau 30 phút.

3. Virus bại liệt lây truyền bệnh như thế nào?

Virus bại liệt lây truyền từ người này sang người khác qua đường tiêu hóa. Người bệnh hoặc người lành mang bệnh đào thải rất nhiều virus theo phân làm ô nhiễm nguồn nước, thực phẩm rồi từ đó vào đường tiêu hóa người khác. Ở những người không có miễn dịch, virus từ đường ruột xâm nhập vào cơ thể, nhân lên, gây bệnh và tiếp tục lây nhiễm cho những người xung quanh. Đôi khi, virus có thể lây truyền qua đường hầu họng, nhưng không bao giờ lây nhiễm qua côn trùng trung gian.

Bệnh bại liệt rất dễ lây, hầu hết trẻ em sống cùng nhà hoặc tiếp xúc với người mang mầm bệnh đều có thể nhiễm virus. Thời kỳ ủ bệnh có thể dao động từ 3-5 ngày, đối với các trường hợp có dấu hiệu liệt thực thể thường kéo dài 7-14 ngày. Thời kỳ lây truyền có thể kéo dài trong thời gian virus còn tồn tại trong cơ thể và đào thải ra ngoài. Lây truyền có thể xuất hiện trước các triệu chứng lâm sàng 7-10 ngày.

Sau khi vào cơ thể, virus bại liệt sẽ đến hạch bạch huyết, một số ít virus sẽ xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương gây tổn thương tế bào vận động của vỏ não và tế bào sừng trước tủy sống, gây nên các triệu chứng bệnh.

4. Cách phòng chống bệnh bại liệt

Là một trong những bệnh dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử loài người, bệnh bại liệt đã từng gây những đại dịch khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, trước đây bệnh lưu hành trong cả nước. Những năm 1959-1960, bại liệt bùng phát thành những dịch lớn ở các tỉnh phía Bắc với khoảng 17.000 trẻ mắc bệnh, trên 500 trẻ tử vong. Tỷ lệ mắc bệnh là 126,4/100.000 dân.

Sự ra đời của vắc xin bại liệt là một thành tựu nổi bật đã giúp giảm đáng kể số lượng mắc và tử vong do bệnh. Với sự thành công của chương trình tiêm chủng mở rộng, gần như 100% trẻ em được sử dụng vắc xin bại liệt, đến nay Việt Nam đã thành công trong khống chế bệnh trên toàn quốc. Năm 2000, Tổ chức y tế thế giới đã tuyên bố, Việt Nam không còn bệnh nhân bại liệt nào do virus bại liệt gây nên.

Tuy nhiên, virus bại liệt hiện vẫn còn lưu hành nhiều nơi trên thế giới. Với sự giao thương thuận tiện giữa các quốc gia như hiện nay cùng với đặc tính dễ lây, khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường thì bệnh bại liệt vẫn là một nguy cơ tiềm ẩn. Chúng ta phải luôn tích cực phòng chống và không bao giờ được chủ quan với bệnh.

Virus bại liệt tái bùng phát ở Mỹ, Anh, Isarel... do chương trình tiêm chủng bị trì hoãn sau hai năm đại dịch, thái độ e ngại của người dân đối với vaccine.Bại liệt, căn bệnh chết người từng khiến hàng chục nghìn trẻ em không thể đi lại mỗi năm đang bùng phát ở London, New York, Jerusalem sau nhiều thập kỷ, khiến giới chuyên gia lo ngại.

Sử dụng vắc xin bại liệt là phương pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất. Có nhiều loại vắc xin bại liệt như: vắc xin sống giảm độc lực OPV (Oral Polio Vaccine) được sử dụng thuận tiện bằng đường uống, vắc xin bất hoạt IPV (Inactivated Polio Vaccine). Ngoài ra, còn có vắc xin bại liệt được phối hợp với các vắc xin khác chung trong một mũi tiêm, dạng vắc xin 6 trong 1 giúp thuận tiện trong việc tiêm chủng.

Tại Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC, hiện đang có các loại vắc xin phối hợp sau:

Infanrix Hexa (Vắc xin 6 trong 1 của hãng GSK, Bỉ): giúp phòng chống 6 bệnh là Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà - Bại liệt - Hib - Viêm gan B.

Hexaxim (vắc xin 6 trong 1 của hãng Sanofi, Pháp): giúp phòng chống 6 bệnh là Bạch hầu - Uốn ván - Ho gà - Bại liệt - Hib - Viêm gan B.

Tetraxim 0.5ml (được sản xuất bởi hãng Sanofi, Pháp): giúp phòng chống 4 bệnh là Bạch hầu- Ho gà- Uốn - Bại liệt.

Đây là những vắc xin có chất lượng cao từ những nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới, đảm bảo an toàn từ khâu sản xuất, kiểm nhập, bảo quản đến khi sử dụng.

Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc xin đa dạng dành cho các đối tượng khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Tiêm vắc xin tại Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC, khách hàng sẽ được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:

– Trẻ sẽ được khám sàng lọc đầy đủ trước khi tiêm. Phụ huynh sẽ được tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đới với từng loại vắc xin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.

– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm

– 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.

– Phòng tiêm chủng sạch sẽ, có khu chơi cho trẻ em giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

HỆ THỐNG TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC – KHU VỰC QUẢNG NGÃI

- Địa chỉ: Ngã 3 trà bồng (100m phí tây), Châu Ổ, Bình Sơn

- Google map: https://goo.gl/maps/wMaidxukcDgx1JN5A

TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - DUNG QUẤT

- Địa chỉ : Vòng xoay Võ Văn Kiệt, Bình Trị, Bình Sơn

- Google map: https://goo.gl/maps/YpA89izAiz2h2Abh6

TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - MỸ KHÊ

- Địa chỉ: Vòng xoay Tịnh Khê (300m phía bắc), TP. Quảng Ngãi

- Google map: https://goo.gl/maps/VGt9vv3GJ6E2H6Zk8

Website: https://tiemchungfvc.vn/ - Fanpage: fb.com/tiemchungquoctefvc

 

Viết bình luận của bạn