Các loại vắc xin Bạch hầu và những điều cần lưu ý

Các loại vắc xin Bạch hầu và những điều cần lưu ý

Bệnh bạch hầu là gì?

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

Người bệnh bạch hầu vừa là ổ chứa vừa là nguồn lây nhiễm nguy hiểm cho cộng đồng. Thông thường thời gian khởi phát và lây truyền bệnh khá sớm, sau 2 - 5 ngày nhiễm bệnh. 

Con đường truyền nhiễm như sau: Vi khuẩn bạch hầu tạo ổ bệnh với số lượng nhân lên nhanh chóng trên bề mặt nhầy của cổ họng. Tình trạng ho khiến cho vi khuẩn lẫn trong nước bọt bị bắn ra ngoài không khí. Khi người lành gần đó hít phải không khí chứa vi khuẩn bạch hầu sẽ bị nhiễm bệnh nếu không có kháng thể.

Biến chứng bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Người bệnh bạch hầu phải đối mặt với cả biến chứng do độc tố vi khuẩn gây ra lẫn biến chứng hô hấp do giả mạc họng. 

Biến chứng hô hấp do giả mạc: Giả mạc vi khuẩn bạch hầu tạo ra là một lớp dai, bám chắc ngoài niêm mạc họng, rất khó bóc ra và gây đau đớn, chảy máu. Nhưng nếu không loại bỏ lớp giả mạc này, khi chúng ngày một dày lên có thể gây bít tắc, cản trở hô hấp của người bệnh. 

Trước đây bệnh lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước; từ khi vắc xin phòng bạch hầu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không tiêm vắc xin phòng bệnh, thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh bạch hầu hiện nay đang diễn biến phức tạp. Trong tháng 6 năm 2020 ghi nhận 04 trường hợp mắc bệnh bạch hầu tại xã Đắk Sor, huyện Krông Nô, 08 trường hợp mắc tại xã Quảng Hòa và xã Đắk R’măng, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, trong đó có 01 trường hợp tử vong tại xã Quảng Hòa. Khu vực này có tỷ lệ tiêm chủng thấp 48-52%, các trường hợp mắc chưa được tiêm đủ mũi vắc xin phòng bệnh bạch hầu, do đó người dân cần chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh và tránh tiếp xúc với mầm bệnh.

Cơ chế hoạt động vắc xin Bạch hầu

Vắc-xin phòng bệnh bạch hầu được điều chế từ độc tố vi khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheria) trong môi trường nuôi cấy và đã qua xử lý bằng formaldehyde. Vắc-xin bạch hầu được phát triển vào năm 1923. Đến năm 1985, Việt Nam chính thức đưa vắc-xin bạch hầu vào chương trình Tiêm chủng mở rộng cùng với 5 bệnh khác là lao, ho gà, uốn ván, bại liệt và sởi.

Các loại vắc xin hiện nay có chứa thành phần Bạch hầu

Để giảm số lượng mũi tiêm cho trẻ cũng như thuận tiện cho phụ huynh trong việc đưa trẻ đi tiêm, đã có nhiều vắc-xin phối hợp được sản xuất. Hiện nay, tại Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC có các loại vắc-xin sau có chứa thành phần bạch hầu:

  • AdacelBoostrix: (DTaP) có 3 thành phần bạch hầu, uốn ván và ho gà vô bào.
  • Td: có 2 thành phần bạch hầu và uốn ván.
  • Tetraxim: có 4 thành phần bạch hầu, uốn ván, ho gà vô bào và bại liệt.
  • InfanrixhexaHexaxim: có 6 thành phần bạch hầu, uốn ván, ho gà vô bào, bại liệt, viêm gan siêu vi B và viêm phổi/viêm màng não/các bệnh do Haemophilus influenzae type b (Hib) gây ra.

HỆ THỐNG TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC – KHU VỰC QUẢNG NGÃI

🚙 TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - BÌNH SƠN

- Địa chỉ: Ngã 3 trà bồng (100m phí tây), Châu Ổ, Bình Sơn

- Google map: https://goo.gl/maps/wMaidxukcDgx1JN5A

🚙TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - DUNG QUẤT

- Địa chỉ : Vòng xoay Võ Văn Kiệt, Bình Trị, Bình Sơn

- Google map: https://goo.gl/maps/YpA89izAiz2h2Abh6

🚙TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - MỸ KHÊ

- Địa chỉ: Vòng xoay Tịnh Khê (300m phía bắc), TP. Quảng Ngãi

- Google map: https://goo.gl/maps/VGt9vv3GJ6E2H6Zk8

☎️Hotline/zalo: 0327808086 - 🌎Website: https://tiemchungfvc.vn/ - 👪Fanpage: fb.com/tiemchungquoctefvc

Viết bình luận của bạn