WHO cảnh báo nguy cơ dịch sởi bùng phát trên toàn thế giới

WHO cảnh báo nguy cơ dịch sởi bùng phát trên toàn thế giới

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, rất dễ bùng phát thành dịch vào dịp cuối mùa đông, đầu mùa xuân và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Bệnh sởi chủ yếu lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết đường mũi họng của bệnh nhân. Dịch sởi 2019 tiếp tục bùng phát ở nhiều nơi - hầu hết do trẻ không tiêm vắc-xin hoặc tiêm vắc xin không đầy đủ theo trào lưu “Anti vắc xin”.

WHO cảnh báo nguy cơ dịch sởi bùng phát trên toàn thế giới Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết miễn dịch phòng bệnh sởi giảm mạnh kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, dẫn đến con số cao kỉ lục gần 40 triệu trẻ em bỏ lỡ 1 mũi vaccine sởi vào năm ngoái.

Trong báo cáo công bố ngày 23/11, WHO và CDC Mỹ cho biết hàng triệu trẻ em hiện dễ bị mắc bệnh sởi, một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới. Năm 2021, thế giới ghi nhận khoảng 9 triệu ca mắc sởi và 128.000 ca tử vong vì căn bệnh này. WHO và CDC lưu ý tỷ lệ tiêm vaccine phòng bệnh sởi đã liên tục giảm, công tác theo dõi căn bệnh này còn kém và các kế hoạch ứng phó bị trì hoãn do dịch Covid-19, cùng với các đợt bùng phát dịch đang diễn ra tại hơn 20 nước, đã khiến sởi trở thành "mối đe dọa cận kề" tại tất cả các khu vực trên thế giới.

Sởi là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp do virus sởi gây nên. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus sởi làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến con người dễ mắc các bệnh truyền nhiễm khác như viêm phổi và tiêu chảy. Do đó, bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Bệnh hay xảy ra vào mùa Đông-Xuân, có thể xuất hiện ở người lớn chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa đủ. Phần lớn số ca tử vong liên quan đến sởi là do biến chứng như viêm não và mất nước. WHO cho biết các biến chứng nghiêm trọng nhất thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 30 tuổi.

Trong nhiều năm qua, vaccine phòng sởi đã giúp ngăn ngừa hiệu quả những rủi ro nói trên và giảm số ca mắc trên toàn cầu. Việc tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng sởi đạt hiệu quả khoảng 97% trong việc ngăn ngừa nguy cơ bệnh nặng và tử vong. Tuy nhiên, đến năm 2016, xu hướng này đã đảo ngược khi tâm lý e ngại tiêm vaccine gia tăng do thông tin sai lệch tràn lan và niềm tin vào các cơ quan y tế công giảm sút. Năm 2019, số ca mắc sởi trên thế giới đã tăng lên mức cao nhất trong 23 năm, khiến 200.000 người tử vong, trong đó có cả ở những nước từng “xóa sổ” được căn bệnh này. CHDC Congo là một trong những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, với hơn 6.000 ca không qua khỏi.

Bệnh sởi là bệnh lây qua đường hô hấp, với tốc độ rất nhanh và khó kiểm soát. Tính theo chu kỳ, 4-5 năm dịch bệnh sởi sẽ bùng phát lại. Thời tiết hiện nay cũng là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây ra bệnh hô hấp và tiêu hóa phát triển. Vì vậy để chủ động phòng bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung dưới đây:

  • Chủ động đưa con em mình từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin phòng sởi hoặc trẻ từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi. hoặc vắc xin phòng sởi – rubella (MR). Gia đình cũng có thể đưa trẻ đến các cơ sở tiêm chủng dịch vụ để tiêm vắc xin chứa thành phần kháng nguyên sởi như sởi – quai bị - rubella.
  • Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời thăm khám, chẩn đoán và điều trị nhằm phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, chưa cần đưa trẻ tới ngay bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.
  • Trường hợp mắc sởi nhẹ được cho cách ly tại nhà, trẻ cần phải nghỉ học, không tham gia các hoạt động tập thể ít nhất 7 ngày kể từ ngày phát ban sởi để tránh lây lan ra trường học và những người xung quanh. Virus sởi có thể lây trong vòng 4 ngày trước và 4 ngày sau phát ban sởi.
  • Bệnh sởi rất dễ lây, không được cho trẻ đến gần hoặc tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc cho trẻ và đảm bảo các biện pháp về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
  • Người lớn chưa tiêm vắc-xin phòng sởi cần chủ động đi tiêm tại các cơ sở y tế để tránh bị mắc sởi.

Hy vọng qua bài viết này bạn có thể biết được tốc độ lây lan của bệnh sởi và tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin phòng bệnh. Vì vậy, phụ huynh nên cho trẻ tiêm vắc-xin đầy đủ, đúng lịch và phụ nữ trước khi mang thai cũng nên tiêm vắc xin phòng sởi - quai bị -rubella ít nhất 1 tháng, tốt nhất là 3 tháng để tránh nhiễm sởi trong quá trình mang thai sẽ truyền bệnh từ mẹ sang con hoặc gây dị tật cho thai nhi.

Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc xin đa dạng dành cho các đối tượng khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Tiêm vắc xin tại Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC, khách hàng sẽ được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:

– Trẻ sẽ được khám sàng lọc đầy đủ trước khi tiêm. Phụ huynh sẽ được tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đới với từng loại vắc xin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.

– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm

– 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.

– Phòng tiêm chủng sạch sẽ, có khu chơi cho trẻ em giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

HỆ THỐNG TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC – KHU VỰC QUẢNG NGÃI

- Địa chỉ: Ngã 3 trà bồng (100m phí tây), Châu Ổ, Bình Sơn

- Google map: https://goo.gl/maps/wMaidxukcDgx1JN5A

TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - DUNG QUẤT

- Địa chỉ : Vòng xoay Võ Văn Kiệt, Bình Trị, Bình Sơn

- Google map: https://goo.gl/maps/YpA89izAiz2h2Abh6

TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - MỸ KHÊ

- Địa chỉ: Vòng xoay Tịnh Khê (300m phía bắc), TP. Quảng Ngãi

- Google map: https://goo.gl/maps/VGt9vv3GJ6E2H6Zk8

Website: https://tiemchungfvc.vn/ - Fanpage: fb.com/tiemchungquoctefvc

Viết bình luận của bạn