WHO cảnh báo dịch tả bùng phát với tỷ lệ tử vong cao hơn

WHO cảnh báo dịch tả bùng phát với tỷ lệ tử vong cao hơn

Đến nay đã có 26 quốc gia phát hiện các ổ bùng phát dịch tả, đáng chú ý là tỷ lệ tử vong tăng mạnh.

1. Bệnh tả là gì?
Bệnh tả là bệnh lây lan do ăn phải thức ăn hoặc nước uống có mầm bệnh, có thể gây tiêu chảy cấp.

Cơ chế bệnh tả rất đơn giản nhưng tác động mạnh: nó khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng do nôn mửa và tiêu chảy, cho tới khi nạn nhân chết vì cơn sốc do mất nước đột ngột. Nhưng căn bệnh này không phải là kẻ giết người quá nguy hiểm: acid trong dạ dày sẽ tiêu diệt một lượng nhỏ vi khuẩn bệnh tả trong ruột, do đó hầu hết những người nhiễm vi khuẩn này chỉ biểu hiện triệu chứng nhẹ hoặc không có biểu hiện gì.

Ngay cả những người có biểu hiện nặng hơn, cách điều trị nhanh bằng bổ sung nước qua đường uống hay truyền thường rất hiệu quả, và ở những nơi mà nguồn cung cho các phương pháp này dồi dào, thì không tới 1% người nhiễm tả chết vì bệnh này. Nhưng tình hình hiện nay trên thế giới lại không như vậy: tuy rằng phương cách điều trị tương đối dễ dàng và rẻ tiền, WHO đã lên tiếng cảnh báo rằng con số tử vong do bệnh tả đang tăng với tốc độ đáng lo ngại trong năm nay. Trẻ em chịu ảnh hưởng nặng nhất, do thể trạng yếu, chúng nhanh chóng chuyển bệnh nặng và suy kiệt nội tạng, nếu không được chữa trị thì có thể tử vong trong vòng chỉ một ngày.

2. Tình hình dịch tễ 

Phát biểu trong cuộc họp báo tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 30/9, Trưởng nhóm phụ trách dịch tả của WHO, ông Philippe Barboza cho biết thông thường, mỗi năm chỉ có chưa đến 20 nước phát hiện các ổ bùng phát dịch tả.

Ước tính mỗi năm, thế giới ghi nhận từ 1,3 đến 4 triệu trường hợp nhiễm bệnh, từ 21.000 đến 143.000 ca tử vong, theo Cơ quan Y tế Công cộng Quốc tế. Những trường hợp triệu chứng nặng cần can thiệp nhanh bằng kháng sinh hoặc truyền dịch.

Trên thực tế, số ca bệnh tăng mạnh tới nỗi vào cuối tháng trước, lần đầu tiên Nhóm Điều phối Quốc tế của WHO (ICG), cơ quan quản lý việc cung cấp vaccine khẩn cấp, phải thông báo tạm thời đình chỉ phác đồ tiêm chủng hai liều tiêu chuẩn với bệnh tả: thay vào đó, các nhóm phản ứng y tế sẽ chỉ tiêm một liều cho những người đang cần.

3. Nguy cơ tái bùng phát dịch bệnh trên thế giới

Tuy nhiên, sau nhiều năm ghi nhận chiều hướng giảm, từ đầu năm 2022 đến nay, số ổ dịch tả đã bùng phát nhiều một cách đáng lo ngại trên toàn thế giới.
Tỷ lệ tử vong trung bình do bệnh này gây ra tính từ đầu năm đến nay cũng đã tăng gấp 3 lần so với tỷ lệ trung bình được ghi lại trong 5 năm gần nhất. Hiện tỷ lệ này ở châu Phi là 3%.
Hầu hết người nhiễm bệnh đều có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng nhưng nếu không phát hiện và được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tử vong chỉ trong vài giờ.
Một ổ bùng phát dịch tả tại Syria đã khiến ít nhất 33 người tử vong, gây nguy cơ ở hầu hết các địa phương vốn đã bị tàn phá trong 11 năm xung đột ở nước này, đặc biệt là những trại tị nạn vốn chật cứng người mất nhà cửa đến tạm trú.
Ông Barboza cũng lo ngại các ổ dịch ở vùng Sừng châu Phi, một số khu vực ở châu Á, trong đó có Pakistan với nhiều địa phương hiện vẫn đang ngập trong nước lũ hoặc vẫn chưa khắc phục hết hậu quả của trận lũ lụt lịch sử vừa qua.

4. Tình hình khan hiếm vắc xin
Theo quan chức WHO, hiện trên thế giới chỉ còn vài triệu liều vaccine phòng bệnh tả đủ dùng đến cuối năm nay.
Một trong những nguyên nhân khiến nguồn cung khan hiếm là không có nhiều nhà sản xuất loại vaccine này.
WHO vẫn duy trì dự trữ vaccine phòng bệnh tả cho tình huống khẩn cấp.
Ông Barboza lo ngại rõ ràng thế giới không đủ vaccine để sử dụng nếu xảy ra các đợt bùng phát cấp và việc triển khai các chiến dịch tiêm phòng nhằm ngăn ngừa dịch bùng phát, đặc biệt giúp giảm nguy cơ tại các nước dễ chịu tác động, lại càng khó khăn hơn.
Theo WHO, hiện chưa có dữ liệu tổng hợp về số ca mắc bệnh tả trên toàn cầu vì hệ thống giám sát bệnh ở các nước không giống nhau.

Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc xin đa dạng dành cho các đối tượng khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai, trong đó có vắc xin tả uống mORCVAX.

Tiêm vắc xin tại Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC, khách hàng sẽ được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:

– Trẻ sẽ được khám sàng lọc đầy đủ trước khi tiêm. Phụ huynh sẽ được tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đới với từng loại vắc xin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.

– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm

– 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.

– Phòng tiêm chủng sạch sẽ, có khu chơi cho trẻ em giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

HỆ THỐNG TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC – KHU VỰC QUẢNG NGÃI

- Địa chỉ: Ngã 3 trà bồng (100m phí tây), Châu Ổ, Bình Sơn

- Google map: https://goo.gl/maps/wMaidxukcDgx1JN5A

TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - DUNG QUẤT

- Địa chỉ : Vòng xoay Võ Văn Kiệt, Bình Trị, Bình Sơn

- Google map: https://goo.gl/maps/YpA89izAiz2h2Abh6

TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - MỸ KHÊ

- Địa chỉ: Vòng xoay Tịnh Khê (300m phía bắc), TP. Quảng Ngãi

- Google map: https://goo.gl/maps/VGt9vv3GJ6E2H6Zk8

Website: https://tiemchungfvc.vn/ - Fanpage: fb.com/tiemchungquoctefvc

 

Viết bình luận của bạn