Viêm não Nhật Bản hay gặp ở trẻ dưới 15 tuổi, tỉ lệ tử vong cao
Viêm não Nhật Bản là bệnh lý nguy hiểm có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất ở trẻ em dưới 15 tuổi. Nếu người bệnh không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, nhiều khả năng sẽ dẫn đến tử vong.
1. Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Cả nước ta đang bước vào mùa hè, thời tiết nóng, cũng là khoảng thời gian cao điểm của bệnh viêm não trong đó có viêm não Nhật Bản (đối tượng mắc bệnh thường là trẻ dưới 15 tuổi). Tỷ lệ tử vong vì viêm não Nhật Bản và để lại di chứng là khá cao (rơi vào khoảng 25-35%). Điều này làm nên tính chất nguy hiểm của bệnh, là nỗi lo sợ của các bà mẹ có con nhỏ trong mùa hè này.
Triệu chứng của bệnh viêm não Nhật Bản thường khởi phát đột ngột, bắt đầu bằng dấu hiệu sốt cao 39 - 40 độ C, xuất hiện các cơn đau đầu, buồn nôn và nôn, sau đó là co giật, co cứng cơ, lú lẫn. Đa số trẻ em mắc viêm não Nhật Bản thường bị hôn mê sâu và phải thở máy, việc điều trị giảm triệu chứng gặp rất nhiều khó khăn. Y học ngày nay tuy đã giảm thiểu được tỷ lệ tử vong nhưng vẫn chưa hạn chế được di chứng.
Nếu phát hiện chậm, tỷ lệ trẻ bị viêm não hồi phục bình thường chỉ đạt khoảng 60%, còn lại 30% nguy cơ bị di chứng nặng nề, 10% có khả năng tử vong. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời trong vòng 24 - 48 giờ khởi phát bệnh, tỷ lệ tử vong vì viêm não Nhật Bản giảm xuống chỉ còn hơn 10%. Do đó, việc nhận biết các triệu chứng của bệnh và tiến hành điều trị sớm đóng vai trò rất quan trọng đối với khả năng sống còn của bệnh nhân.
Mặt khác, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh viêm não do virus. Do đó, việc điều trị bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em chủ yếu chỉ là giảm nhẹ triệu chứng, phối hợp các biện pháp hỗ trợ cần thiết để nâng cao thể trạng và sức khỏe. Chính vì vậy, công tác phòng bệnh là vô cùng cần thiết.
2. Các biện pháp phòng bệnh viêm não Nhật Bản
Bệnh viêm não Nhật Bản đã có vắc xin phòng bệnh nên tỷ lệ tử vong vì viêm não Nhật Bản cũng đã giảm đi đáng kể, song vẫn còn nhiều trẻ chưa được tiêm ngừa. Ngoài tiêm vắc xin, các biện pháp dưới đây cũng phần nào hạn chế nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ đối với khu vực quanh nhà, khai thông kênh rạch, dọn rác, vệ sinh chuồng trại, dời vị trí chăn nuôi ra xa nơi sinh sống để hạn chế nguy cơ muỗi sinh sôi và truyền bệnh.
- Ngủ màn, hạn chế trẻ em ra ngoài, đặc biệt lúc chập tối để đề phòng nguy cơ bị muỗi đốt. Ngoài ra, các hộ gia đình nên thường xuyên sử dụng các biện pháp để xua, diệt muỗi.
- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh, phụ huynh cần phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và điều trị sớm nhất.
3. Tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản đã được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng ở nước ta từ năm 1997. Ban đầu chỉ triển khai ở một số tỉnh, thành phố có nguy cơ cao và hàng năm sẽ mở rộng dần dần ra các địa phương khác. Đến năm 2013, chương trình đã triển khai rộng khắp 580 huyện của 60 tỉnh, thành phố. Năm 2014 hoàn tất triển khai tại tất cả các tỉnh và thành phố trên cả nước.
Hiện nay, vắc xin phòng viêm não Nhật Bản trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia mới chỉ áp dụng cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi, cũng là nhóm trẻ có tỷ lệ mắc, xảy ra biến chứng và nguy cơ tử vong vì viêm não Nhật Bản cao nhất.
Theo đó, trẻ được tiêm 3 liều cơ bản theo lịch tiêm của chương trình tiêm chủng mở rộng:
- Mũi 1: Được tiêm khi trẻ đủ 1 tuổi.
- Mũi 2: Sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần.
- Mũi 3: Sau mũi 2 một năm.
Sau đó, phụ huynh cần phải cho trẻ tiêm nhắc lại, cứ 3 - 4 năm tiêm nhắc lại một lần, cho đến năm 15 tuổi. Phụ huynh nên chủ động đưa con em mình đi chủng ngừa đầy đủ, đúng lịch đối với tất cả các loại vắc xin, trong đó có vắc xin viêm não Nhật Bản, bởi vì vắc xin chính là biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất, hiệu quả nhất. Đặc biệt vào thời điểm bùng phát dịch như hiện nay thì việc tiêm chủng kịp thời là vô cùng cần thiết, giúp bảo vệ được cá nhân trước nguy cơ mắc các dịch bệnh nguy hiểm trong đó có bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em.
Khi phát hiện con em mình mắc các triệu chứng nghi ngờ của bệnh truyền nhiễm, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, hướng dẫn và đề phòng biến chứng.
Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc xin đa dạng dành cho các đối tượng khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.
Tiêm vắc xin tại Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC, khách hàng sẽ được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:
– Trẻ sẽ được khám sàng lọc đầy đủ trước khi tiêm. Phụ huynh sẽ được tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đới với từng loại vắc xin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.
– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm
– 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
– Phòng tiêm chủng sạch sẽ, có khu chơi cho trẻ em giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
HỆ THỐNG TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC – KHU VỰC QUẢNG NGÃI
1. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - TP QUẢNG NGÃI
- Địa chỉ: 755 Võ Nguyên Giáp, Tịnh Ấn Tây, TP. Quảng Ngãi
https://goo.gl/maps/sMCgjHnkXpmBL4DR8
2. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - BÌNH SƠN
- Địa chỉ: Đối diện UBND Bình Long, Bình Sơn (ngã 3 Trà Bồng, 100m về phía tây)
- Google map: https://goo.gl/maps/wMaidxukcDgx1JN5A
3. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - DUNG QUẤT
- Địa chỉ : Vòng xoay Võ Văn Kiệt, Bình Trị, Bình Sơn
- Google map: https://goo.gl/maps/YpA89izAiz2h2Abh6
4. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - MỸ KHÊ
- Địa chỉ: Vòng xoay Tịnh Khê (300m phía bắc), TP. Quảng Ngãi
- Google map: https://goo.gl/maps/VGt9vv3GJ6E2H6Zk8
Website: https://tiemchungfvc.vn/ - Fanpage: fb.com/tiemchungquoctefvc - Hotline: 0327808086