Viêm màng não mủ ở trẻ em

Viêm màng não mủ ở trẻ em

Viêm màng não mủ là bệnh lý rất nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, biểu hiện không điển hình, dễ dẫn đến những biến chứng nặng nề, đe dọa tính mạng.

1. Viêm màng não mủ là gì?

Viêm màng não mủ hay còn gọi là viêm màng não vi trùng là tình trạng các màng bao bọc quanh hệ thần kinh trung ương bị vi khuẩn tấn công gây viêm và sinh mủ. Các vi khuẩn gây bệnh xuất hiện trong khoang dịch não tủy, làm tổn thương hệ thần kinh, gây ra những ảnh hưởng nặng nề về vận động và nhận thức.

Đối tượng dễ mắc viêm màng não mủ là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi và người trong độ tuổi từ 16 - 21.

2. Nguyên nhân gây viêm màng não mủ

Nguyên nhân gây viêm màng não mủ có thể do nhiều loại vi khuẩn gây ra như: Haemophilus influenzae, Neisseria meningitidis, Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn)...

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 1 - 24 tháng tuổi dễ bị viêm màng não mủ nhất. Nguyên nhân gây viêm màng não mủ ở trẻ em chủ yếu là do: Listeria monocytogenes, E. coli, liên cầu khuẩn nhóm B. Các vi khuẩn này tấn công tai mũi họng, đi vào phổi, theo máu vào trong não hoặc tấn công trực tiếp vào não bộ và tủy sống.

2.1. Viêm màng não mủ do Haemophilus influenzae loại b

Viêm màng não mủ do Haemophilus influenzae loại b thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ 1 tháng - 36 tháng tuổi. Thời điểm này, não bộ của trẻ đang phát triển, trẻ mắc bệnh thường có biến chứng rất nặng, có thể tử vong ngay trong những ngày đầu tiên.

Haemophilus influenzae loại b có thể lây truyền qua đường hô hấp, dễ lây lan thành ổ dịch lớn, đặc biệt là ở các nước chưa tiêm chủng ngừa Haemophilus influenzae.

2.2. Viêm màng não mủ do Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn)

Phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae là nguyên nhân gây viêm màng não mủ hàng đầu tại các nước đã chủng ngừa Haemophilus influenzae. Phế cầu khuẩn có thể tấn công bất cứ đối tượng nào, trung bình cứ 1000 người thì có khoảng 1 - 3 người mắc viêm màng não mủ do phế cầu khuẩn.

Trẻ nhỏ bị viêm màng não mủ do phế cầu khuẩn hầu hết là biến chứng từ bệnh viêm xoang, viêm phổi, viêm tai giữa... phế cầu khuẩn thường cư trú trong niêm mạc họng và tấn công não tủy.

2.3. Viêm màng não mủ do não mô cầu

Đối tượng chủ yếu mắc viêm màng não mủ do não mô cầu là trẻ nhỏ từ 6 - 12 tháng tuổi. Tỷ lệ trẻ trên 1 tuổi mắc bệnh thường thấp hơn. Viêm màng não mủ do não mô cầu thường xuất hiện các ban xuất huyết ngoại tử, có thể gây tử vong trong 24 giờ.

Vi khuẩn gây bệnh thường ẩn chứa ở trong khoang họng. Không phải ai có vi khuẩn não mô cầu đều bị viêm màng não mủ. Nhiều trường hợp có vi khuẩn nhưng cơ thể hoàn toàn bình thường, không có triệu chứng gì. Vi khuẩn gây bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp, thông qua tiếp xúc thông thường.

2.4. Viêm màng não mủ do E.Coli

E.Coli là nguyên nhân gây bệnh viêm màng não mủ thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, rất ít gặp trường hợp mắc viêm màng não mủ do E.Coli ở trẻ lớn và người lớn. Bệnh có thể gây nhiễm trùng huyết, rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, tỷ lệ tử vong rất cao.

2.5. Listeria monocytogenes

Vi khuẩn Listeria monocytogenes ẩn chứa trong các thực phẩm tươi sống và thịt sữa. Người bị suy giảm miễn dịch hoặc có hệ miễn dịch kém như người già, trẻ sơ sinh, người có sức khỏe yếu... là đối tượng dễ mắc viêm màng não mủ do Listeria monocytogenes.

3. Triệu chứng viêm màng não mủ ở trẻ em

3.1. Triệu chứng viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh

Các triệu chứng viêm màng não mủ ở trẻ em không điển hình. Một số dấu hiệu nhận biết như:

  • Chán ăn, bú kém, giảm cữ bú và lượng bú mỗi cữ
  • Mệt mỏi, vận động chậm
  • Quấy khóc, dỗ không nín, đôi lúc khóc thét lên
  • Vô cảm và thờ ơ với mọi thứ xung quanh
  • Sốt cao hoặc thân nhiệt lạnh
  • Những cơn ngừng thở đột ngột
  • Bị vàng da hoặc da xanh tái, nhợt nhạt
  • Co giật
  • Thóp phồng
  • Sốc, tăng kích thích
  • Giảm trương lực cơ
  • Hạ đường huyết

3.2. Triệu chứng viêm màng não mủ ở trẻ lớn

Triệu chứng viêm màng não mủ ở trẻ lớn điển hình hơn so với các triệu chứng ở trẻ sơ sinh, bao gồm:

  • Sốt cao
  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn
  • Đau đầu dữ dội
  • Cứng cổ
  • Buồn nôn hoặc nôn ói
  • Quấy khóc, có tư thế ưỡn người
  • Với trẻ thóp chưa đóng kín sẽ có dấu hiệu thóp phồng
  • Sợ ánh sáng
  • Suy giảm ý thức, dễ bị kích thích
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc
  • Hôn mê
  • Co giật

4. Các biến chứng của viêm màng não mủ ở trẻ em

4.1. Các biến chứng của viêm màng não mủ

  • Tổn thương não bộ, tổn thương các dây thần kinh sọ não: dây II, III, IV...
  • Viêm tắc tĩnh mạch, viêm quanh mạch máu não...
  • Áp xe não, áp xe dưới màng cứng...
  • Não úng thủy do tắc nghẽn dịch não tủy
  • Bại não
  • Các biến chứng ngoài hệ thần kinh như: viêm khớp, viêm thận, viêm phổi, xuất huyết phủ tạng....

4.2. Các di chứng do điều trị viêm màng não mủ muộn

  • Gặp các vấn đề về thính lực và thị lực như: điếc, mù, lác, hội chứng não nước...
  • Chậm phát triển vận động và trí tuệ
  • Liệt chân tay hoặc liệt nửa người
  • Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: trí nhớ giảm sút, rối loạn tâm thần
  • Động kinh

4.3. Tử vong do viêm màng não mủ

Viêm màng não mủ gây tử vong do suy hô hấp nặng, phù não, các biến chứng nhiễm khuẩn nặng ở não, biến chứng viêm phổi, viêm thận nặng, trạng thái mất não, suy não...

Kể cả khi phát hiện bệnh sớm và can thiệp ngay lập tức thì tỷ lệ tử vong do viêm màng não mủ vẫn rất cao.

5. Cách phòng tránh bệnh viêm màng não mủ ở trẻ em

  • Phát hiện sớm và điều trị dứt điểm các bệnh hô hấp, bệnh nhiễm trùng tai - mũi - họng ở trẻ nhỏ
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, dọn dẹp nơi ở thoáng mát, sạch sẽ
  • Vệ sinh tai - mũi - họng hàng ngày
  • Tiêm phòng vắc xin viêm màng não mủ. Hiện nay ở Việt Nam đã có vắc xin viêm màng não mủ do não mô cầu, phế cầu khuẩn và Haemophilus influenzae.

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường có liên quan đến viêm màng não mủ hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tránh để tình trạng bệnh nặng, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Hiện, vaccine 5 hay 6 trong 1 có thể ngừa được HiB; vaccine Synflorix và Prevenar13 ngừa được phế cầu; vaccine não mô cầu Menactra ACYW, Mengoc BC. Đây là các tác nhân gây viêm màng não hay gặp có vaccine để ngừa. Dù vậy, vi khuẩn gây bệnh nhiều hơn loại vaccine nên phụ huynh cần tuân thủ rửa tay, mang khẩu trang, vệ sinh thân thể và nơi sinh hoạt, ăn chín uống sôi.

Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc xin đa dạng dành cho các đối tượng khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Tiêm vắc xin tại Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC, khách hàng sẽ được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:

– Trẻ sẽ được khám sàng lọc đầy đủ trước khi tiêm. Phụ huynh sẽ được tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đới với từng loại vắc xin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.

– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm

– 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.

– Phòng tiêm chủng sạch sẽ, có khu chơi cho trẻ em giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

HỆ THỐNG TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC – KHU VỰC QUẢNG NGÃI

1. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - TP QUẢNG NGÃI

- Địa chỉ: 755 Võ Nguyên Giáp, Tịnh Ấn Tây, TP. Quảng Ngãi

https://goo.gl/maps/sMCgjHnkXpmBL4DR8

2. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - BÌNH SƠN

- Địa chỉ: Ngã 3 trà bồng (100m phí tây), Châu Ổ, Bình Sơn

- Google map: https://goo.gl/maps/wMaidxukcDgx1JN5A

3. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - DUNG QUẤT

- Địa chỉ : Vòng xoay Võ Văn Kiệt, Bình Trị, Bình Sơn

- Google map: https://goo.gl/maps/YpA89izAiz2h2Abh6

4. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - MỸ KHÊ

- Địa chỉ: Vòng xoay Tịnh Khê (300m phía bắc), TP. Quảng Ngãi

- Google map: https://goo.gl/maps/VGt9vv3GJ6E2H6Zk8

Website: https://tiemchungfvc.vn/ - Fanpage: fb.com/tiemchungquoctefvc - Hotline: 0327808086

Viết bình luận của bạn