Vaccine phòng sởi - quai bị - rubella cho trẻ em
Bệnh sởi
Sởi là căn bệnh có khả năng lây lan cao khá phổ biến ở trẻ em, với các triệu chứng chính là phát ban, sốt, sổ mũi, ho và đau mắt đỏ. Các biến chứng mà trẻ em mắc bệnh sởi có thể gặp phải bao gồm nhiễm trùng tai, tiêu chảy, viêm phổi, co giật, viêm não, tổn thương não và tử vong.
Bệnh sởi đã từng là dịch bệnh nguy hiểm tại Mỹ. Trước khi vaccin sởi được đưa vào sử dụng vào năm 1963, mỗi năm ở Mỹ có khoảng 3-4 triệu người bị nhiễm sởi, 48.000 người phải nhập viện, 400 - 500 ca tử vong do sởi, 1.000 bệnh nhân tàn tật vĩnh viễn do biến chứng viêm não.
Sởi cũng vẫn là căn bệnh phổ biến ở những quốc gia khác, bao gồm cả châu Âu. Theo Tổ chức Y tế thế giới - WHO, sởi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em trong số những căn bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccin. Tuy nhiên, nhờ vào những nỗ lực hết sức mình của cộng đồng trong công tác chủng ngừa sởi ở trẻ em, số ca tử vong do sởi trên toàn cầu đã giảm khoảng 79% kể từ năm 2000.
Gần đây, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sự quay lại của dịch sởi là một mối lo ngại sức khỏe toàn cầu. Trong năm 2018, dịch sởi đã xảy ra tại một số nước ở châu Âu, thậm chí việc ghi nhận sự lây truyền bệnh sởi xảy ra liên tục ở cả một số nước đã công bố loại trừ bệnh sởi (Đức và Nga) đã làm dấy lên mối lo ngại dịch bệnh sởi có thể quay trở lại thành dịch lưu hành ở những nước này.
Ngay trong những tuần đầu năm 2019, dịch bệnh sởi tiếp tục có xu hướng gia tăng tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt tại Uraina và Hoa Kỳ. Tại Ucraina số mắc tiếp tục tăng cao với 8.498 trường hợp mắc, đây là số mắc lớn nhất ghi nhận trong tháng 1 của những năm gần đây, trong khi cả năm 2018 nước này ghi nhận 54.481 trường hợp mắc. Tại Hoa Kỳ, sau gần 20 năm công bố loại trừ bệnh sởi, ngay trong đầu năm 2019 đã ghi nhận các ổ dịch sởi tại nhiều thành phố như: Atlanta, New Jersey, NewYork, Oregon, Rockland County, Rochester, Vancouver. Chính quyền bang Washington đã công bố tình trạng khẩn cấp nhằm huy động các nguồn lực và nỗ lực của người dân trong việc khống chế dịch sởi.
Theo các nhà khoa học, việc dịch sởi bùng phát tại một số nước hiện nay là do tỷ lệ tiêm vắc xin phòng sởi không đạt yêu cầu tại nhiều nước và sẽ để lại hậu quả lớn cho sức khỏe người dân cũng như tăng chi phí điều trị so với việc chỉ phải tiêm vắc xin sởi thông thường.
Ở Việt Nam, trong nhiều năm qua, vaccine sởi đã được tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng: tiêm mũi thứ nhất cho trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, năm 2014, dịch sởi bùng phát trở lại, nên Chương trình Tiêm chủng mở rộng đã chính thức đưa vaccine sởi - Rubella trong tiêm chủng thường xuyên cho tất cả trẻ em từ 1 tuổi đến 14 tuổi được tiêm vắc xin phối hợp sởi - Rubella. Ở nước ta, tại một số nơi vùng sâu, vùng xa và những đô thị có số trẻ di biến động lớn có nhiều trẻ còn chưa được tiêm vắc xin sởi đầy đủ như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La ... nên có nguy cơ cao ghi nhận các trường hợp mắc và các ổ dịch sởi tại cộng đồng.
Quai bị
Bệnh quai bị (còn được gọi là viêm tuyến nước bọt mang tai) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính hay gặp ở lứa tuổi học đường, lây trực tiếp bằng đường hô hấp, hay gây thành dịch trong trẻ em, thanh thiếu niên, do virus quai bị gây nên. Bệnh quai bị có những triệu chứng điển hình là sốt, đau đầu và viêm tuyến nước bọt.
Quai bị có thể dẫn tới viêm màng não, viêm não, và đôi khi gây tử vong. Bệnh cũng có thể gây sưng và đau tuyến tinh hoàn hay buồng trứng. Khoảng 20-50% nam giới bị mắc quai bị sau lứa tuổi dậy thì có triệu chứng viêm ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn. Trong một số trường hợp, viêm tình hoàn có thể dẫn tới vô sinh.
Trước khi vaccine đặc hiệu phòng quai bị ra đời, quai bị là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ độ tuổi nhi đồng và thanh thiếu niên. Vaccin phòng quai bị được chấp thuận sử dụng kể từ năm 1976. Cho tới năm 2009, vaccin đã giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh quai bị tới 99%.
Rubella
Rubella (hay còn được gọi là bệnh sởi Đức), là căn bệnh được đặc trưng bởi các ban đỏ từng đốm lan tỏa xuất hiện trên mặt, sốt nhẹ và sưng hạch bạch huyết. Tuy nhiên, có khi người mắc rubella không biểu hiện triệu chứng gì.
Rubella là một bệnh lây nhiễm không nguy cấp thường chỉ kéo dài khoảng 3 ngày nhưng lại khá nghiêm trọng ở phụ nữ mang thai do khả năng gây sẩy thai hoặc những dị tật bẩm sinh ở bào thai như điếc, dị tật về mắt, dị tật tim, chậm phát triển trí tuệ. Trong đại dịch rubella năm 1964-1965 tại Mỹ, đã ghi nhận 12,5 triệu ca bệnh và có tới 20.000 trẻ khi sinh ra bị mắc các dị tật bẩm sinh như mù lòa, điếc hay khuyết tật về trí tuệ.
Kể từ khi vaccine rubella đầu tiên ra đời vào năm 1969, số ca mắc rubella đã giảm đáng kể với chỉ một số ít trường hợp mắc bệnh được báo cáo mỗi năm.
Lịch tiêm chủng khuyến cáo đối với vaccine MMR/MMRII
Số liều khuyến cáo: 2 mũi tiêm
Độ tuổi khuyến cáo:
- Từ 12-15 tháng tuổi (liều đầu tiên)
- Từ 4-6 tuổi (liều thứ hai có thể được tiêm vào bất cứ thời điểm nào miễn là cách liều thứ nhất ít nhất 28 ngày)
- Trẻ em từ 6-11 tháng tuổi có thể cân nhắc lợi ích việc tiêm mũi đầu tiên nếu trẻ đi đến vùng có dịch.
Lịch tiêm chủng khuyến cáo đối với vaccine Priorix
Trẻ em từ 9 tháng tuổi đến dưới 12 tháng tuổi tại thời điểm tiêm lần đầu tiên (chưa tiêm vắc xin Sởi hay MMR II)
– Phác đồ 3 mũi:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.
- Mũi 2: cách mũi 1 là 3 tháng.
- Mũi 3: cách mũi 2 là 3 năm hoặc hẹn lúc 4-6 tuổi.
Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi
– Phác đồ 2 mũi:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.
- Mũi 2: cách mũi 1 là 3 tháng.
Trẻ em từ 7 tuổi và người lớn
– Phác đồ 2 mũi:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên trong độ tuổi.
- Mũi 2: cách mũi 1 là 1 tháng.
Khi có dịch: Khuyến cáo tiêm mũi 3, cách mũi 2 tối thiểu 1 tháng.
Những đối tượng không nên tiêm vaccine Sởi- Quai bị- Rubella
Những trẻ có phản ứng dị ứng nặng đối với gelatin, kháng sinh neomycin hoặc với mũi vaccine Sởi- Quai bị- Rubella trước không nên tiêm vaccin này.
Hãy hỏi ý kiến bác sỹ trước khi tiêm vaccine Sởi- Quai bị- Rubella cho trẻ nếu:
- Trẻ đang sử dụng steroid hay bất cứ loại thuốc nào ảnh hưởng đến miễn dịch.
- Mắc một số căn bệnh gây suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS hay bệnh bạch cầu cấp.
- Bị ung thư.
- Có rối loạn tế bào máu hay vừa mới được truyền máu.
Do vaccine sởi và quai bị được sản xuất từ virus nuôi trong các tế bào phôi thai gà nên trước đây các nhà khoa học khuyến cáo những trẻ em bị dị ứng với trứng không nên tiêm vaccine này. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây đã chứng minh ngay cả khi trẻ bị dị ứng nặng với trứng thì vẫn có thể tiêm vaccine mà không gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng nào.
Những trẻ đang bị ốm được khuyến cáo nên đợi đến khi hồi phục hẳn rồi mới tiêm vaccine.
Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc xin đa dạng dành cho các đối tượng khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.
Tiêm vắc xin tại Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC, khách hàng sẽ được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:
– Trẻ sẽ được khám sàng lọc đầy đủ trước khi tiêm. Phụ huynh sẽ được tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đới với từng loại vắc xin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.
– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm
– 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
– Phòng tiêm chủng sạch sẽ, có khu chơi cho trẻ em giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
HỆ THỐNG TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC – KHU VỰC QUẢNG NGÃI
1. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - TP QUẢNG NGÃI
- Địa chỉ: 755 Võ Nguyên Giáp, Tịnh Ấn Tây, TP. Quảng Ngãi
https://goo.gl/maps/sMCgjHnkXpmBL4DR8
2. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - BÌNH SƠN
- Địa chỉ: Ngã 3 trà bồng (100m phí tây), Châu Ổ, Bình Sơn
- Google map: https://goo.gl/maps/wMaidxukcDgx1JN5A
3. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - DUNG QUẤT
- Địa chỉ : Vòng xoay Võ Văn Kiệt, Bình Trị, Bình Sơn
- Google map: https://goo.gl/maps/YpA89izAiz2h2Abh6
4. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - MỸ KHÊ
- Địa chỉ: Vòng xoay Tịnh Khê (300m phía bắc), TP. Quảng Ngãi
- Google map: https://goo.gl/maps/VGt9vv3GJ6E2H6Zk8
Website: https://tiemchungfvc.vn/ - Fanpage: fb.com/tiemchungquoctefvc - Hotline: 0327808086