Trẻ không tiêm phòng có hậu quả gì?

Trẻ không tiêm phòng có hậu quả gì?

Tiêm phòng vắc-xin chính là biện pháp tốt giúp bảo vệ cơ thể và ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu như trẻ không tiêm vắc xin sẽ dẫn tới nhiều hậu quả không tốt, làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của trẻ.

1. Không tiêm phòng cho trẻ có sao không?

Ngay từ khi sinh ra hệ miễn dịch của trẻ thường do sữa mẹ cung cấp, còn gọi là hệ miễn dịch thụ động. Nhưng sau một thời gian, loại miễn dịch này sẽ thay đổi và yếu dần. Vậy nên, nó sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus, các tác nhân xấu,... xâm nhập và gây hại. Từ đó, trẻ sẽ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Việc trẻ không tiêm vắc-xin sẽ dẫn đến nhiều hậu quả xấu như mắc các bệnh nguy hiểm do không có miễn dịch, bị tàn phế và thậm chí là tử vong. Những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởibạch hầuho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm não Nhật Bản, đậu mùa,... đều rất nguy hiểm và đã cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn còn chủ quan và chưa ý thức được rằng trẻ không tiêm vắc-xin sẽ rất nguy hiểm. Điển hình như trẻ không được tiêm vắc xin phòng sởi thì sẽ dễ mắc các bệnh kèm theo khác như viêm đường hô hấp, viêm giác mạc, viêm tai, viêm màng não,... Đây đều là những căn bệnh nguy hiểm đối với trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi và bị suy giảm miễn dịch.

Nếu trẻ không tiêm vắc xin phòng bệnh sẽ không thể có miễn dịch để chống lại tác tác nhân gây bệnh. Nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm sẽ tăng cao hơn. Chính vì vậy, với thắc mắc “trẻ không tiêm phòng có sao không" thì câu trả lời là có và còn rất nguy hiểm. Cha mẹ cần ý thức từ sớm việc tiêm phòng đầy đủ vắc-xin cho trẻ ngay từ khi còn bé. Trẻ được tiêm phòng tốt sẽ giúp cơ thể sản sinh kháng thể, bảo vệ cơ thể khỏi các căn bệnh nguy hiểm.

2. Lịch tiêm phòng vắc-xin cho trẻ em

Theo nhiều nghiên cứu của tổ chức WHO, việc tiêm chủng vắc-xin cho trẻ dựa vào nhiều kết quả nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng trong nhiều năm. Để giúp tìm ra trong độ tuổi nào, trẻ có phản ứng miễn dịch và mức bảo vệ tốt, cũng trong độ tuổi nào trẻ sẽ gặp phải nguy cơ mắc các biến chứng hoặc tử vong, nhất là khi mắc bệnh có thể chủng ngừa. Vậy nên, hiệu quả của vắc xin sẽ phát huy cao nhất khi trẻ được tiêm đúng lịch khuyến cáo.

Việc tiêm liều vắc-xin nhắc lại cũng rất quan trọng để tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Bởi vì theo thời gian, kháng thể trong cơ thể sẽ giảm dần, vậy nên khi được tiêm vắc-xin liều nhắc lại sẽ giúp sinh ra lượng kháng thể đủ để bảo vệ cơ thể.

Hiện nay có nhiều loại vắc-xin để phòng ngừa cho từng bệnh, mỗi loại vắc-xin này sẽ có liều lượng, lịch tiêm và phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Nên lưu ý rằng:

  • Nếu trẻ chưa được tiêm vắc-xin đúng lịch thì nên tiêm ngay và tiêm càng sớm càng tốt. Nhưng vẫn phải ưu tiên đảm bảo phù hợp với từng đối tượng và cần có hướng dẫn của dự án tiêm chủng mở rộng.
  • Về đối tượng và lịch tiêm chủng chiến dịch hoặc tiêm chủng bổ sung được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong từng trường hợp cụ thể.

Danh sách các loại vắc-xin và lịch tiêm chủng cụ thể bao gồm:

 

  • Đối với trẻ sơ sinh, 2 loại vắc xin cần phải được tiêm trong khoảng thời gian này là:

– Vắc xin viêm gan B: tiêm miễn phí ngay khi trẻ sinh ra trong vòng 24 tiếng.

– Vắc xin lao BCG có thể tiêm miễn phí tại trạm xá đại phương hoặc tại các trung tâm tiêm chủng dịch vụ ở thời điểm trước khi trẻ được 30 ngày sau sinh.

  •  Tiêm vacxin cho trẻ sơ sinh đến 2 tuổi

Sau khi trẻ hết giai đoạn sơ sinh, số mũi tiêm phòng cần tiêm cho trẻ sẽ nhiều hơn. Cụ thể là:

– Khi trẻ đủ 6 tuần tuổi sẽ cần tiêm mũi vắc xin phòng ngừa các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra như: viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm khuẩn máu. Trẻ có thể được tiêm vắc xin Synflorix hoặc Prevenar 13 với số mũi tùy thuộc vào thời điểm tiêm chủng. Bệnh cạnh đó trẻ sẽ cần được uống vắc xin phòng ngừa viêm dạ dày ruột do Rota vi rút. Số lần uống từ 2 đến 3 liều tùy loại vắc xin.

– Trẻ đủ 2 tháng tuổi: Trẻ cần tiêm mũi 6 trong 1 Infanrix Hexa hoặc Hexaxim với phác đồ 3 mũi cơ bản và 1 mũi nhắc lại sau mũi 3 12 tháng.

– Trẻ đủ 6 tháng tuổi cần tiêm vắc xin Não mô cầu BC và mũi cúm lần đầu (2 mũi, sau đó mỗi năm tiêm nhắc lại 1 mũi)

– Trẻ 9 tháng tuổi:

+ Tiêm mũi vắc xin kết hợp (phòng sởi, quai bị, rubella). Lịch tiêm 2 mũi cho vắc xin Priorix. Nếu trẻ trên 12 tháng tiêm MMR-II thì chỉ cần tiêm 2 mũi.

+ Vắc xin Viêm não Nhật Bản: Imojev của Thái Lan cần tiêm 2 mũi và Jevax (Việt Nam) dành cho trẻ trên 1 tuổi thì vần tiêm 3 mũi và mũi nhắc lại sau mỗi 3 năm cho đến khi trẻ 15 tuổi.

+ Vắc xin phòng thủy đậu: Varilrix với lịch tiêm 2 mũi.

+ Não mô cầu ACYW 135: Vắc xin Menactra của Pháp với phác đồ 2 mũi cách nhau 3 tháng.

– Trẻ đủ 12 tháng: cần tiêm viêm gan A với 2 mũi cách nhau 6 tháng.

– Trẻ từ 1 đến 2 tuổi: Cần tiêm nhắc lại các mũi vắc xin theo lịch hẹn của bác sĩ.

3. Trẻ không tiêm vắc xin trong trường hợp nào?

Những trẻ không được tiêm phòng là những trẻ có thể gặp phải nguy hiểm khi tiêm. Những trường hợp được coi là chống chỉ định và không được tiêm bao gồm:

  • Khi trẻ sốt cao trên 39 độ C, trẻ từng có tiền sử bị sốc phản vệ hoặc có phản ứng với bất kỳ loại kháng sinh, vắc-xin đã từng sử dụng.
  • Trẻ bị suy giảm miễn dịch.
  • Trẻ bị suy giảm chức năng đường hô hấp như suy hô hấp, hen suyễn, suy tuần hoàn, suy tim, suy gan, suy thận,...
  • Các trường hợp chống chỉ định khác của từng loại vắc-xin.

Các trường hợp nên tạm hoãn tiêm phòng vắc-xin phải kể đến như:

  • Trẻ đang mắc các bệnh cấp tính hoặc bệnh mãn tính.
  • Trẻ sốc, phản ứng nặng sau lần tiêm trước đó.
  • Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng, trừ trường hợp sử dụng kháng huyết thanh viêm gan B.
  • Trẻ nặng dưới 2000g.
  • Trẻ đang sử dụng hoặc mới kết thúc đợt điều trị bằng Corticoid.
  • Các trường tạm hoãn khác được nhắc tới trong hướng dẫn của nhà sản xuất.

Tiêm phòng vắc-xin chính là biện pháp tốt giúp bảo vệ cơ thể và ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu như trẻ không tiêm vắc xin sẽ dẫn tới nhiều hậu quả không tốt, làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của trẻ. Trẻ không tiêm vắc-xin còn làm cho sức khỏe của cộng đồng bị ảnh hưởng từ đó dẫn tới nhiều hệ lụy đáng lo ngại. Vì thế, tiêm chủng vắc-xin rất quan trọng, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng, giúp cho xã hội ngày càng phát triển. Việc hiểu biết và thực hiện tiêm vắc-xin cho trẻ đúng cách ngay từ khi sinh ra chính là việc quan trọng để bảo vệ sức khỏe của con người.

Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc xin đa dạng dành cho các đối tượng khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Tiêm vắc xin tại Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC, khách hàng sẽ được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:

– Trẻ sẽ được khám sàng lọc đầy đủ trước khi tiêm. Phụ huynh sẽ được tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đới với từng loại vắc xin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.

– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm

– 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.

– Phòng tiêm chủng sạch sẽ, có khu chơi cho trẻ em giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

🏠 HỆ THỐNG TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC
❇️FVC - TP. QUẢNG NGÃI
Số 755, Võ Nguyên Giáp, TP. Quảng Ngãi.
❇️FVC - BÌNH SƠN 
Đối diện UBND Bình Long, Bình Sơn (ngã 3 Trà Bồng, 100m về phía tây)
❇️FVC - DUNG QUẤT
Vòng xoay Võ Văn Kiệt, Bình Trị, Bình Sơn
❇️FVC - MỸ KHÊ
Vòng xoay Tịnh Khê (300m phía bắc), TP. Quảng Ngãi)
❇️FVC - NÚI THÀNH
Số 417, Phạm Văn Đồng, TT.Núi Thành
☎️Hotline: 0327808086 🌍 tiemchungfvc.vn

Viết bình luận của bạn