Trẻ em khi nhiễm Samonella dễ bị diễn tiến nặng và dẫn đến tử vong

Trẻ em khi nhiễm Samonella dễ bị diễn tiến nặng và dẫn đến tử vong

Nhiễm vi khuẩn Salmonella ở trẻ là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị ngộ độc thực phẩm và gây ra các bệnh nguy hiểm như viêm dạ dày, nhiễm trùng huyết và nhiễm trùng khu trú.

Nhiễm vi khuẩn Salmonella ở trẻ là gì?

Nhiễm vi khuẩn Salmonella ở trẻ là một bệnh lý về đường ruột do vi khuẩn Salmonella gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi, trong đó, có đến ⅓ trườ ng hợp trẻ nhiễm khuẩn dưới 4 tuổi. Đa số trẻ bị nhiễm vi khuẩn này do tiếp xúc hoặc ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm, có chứa vi khuẩn gây bệnh. 

Theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nhiễm khuẩn Salmonella là nguyên nhân gây ra khoảng 1,35 triệu ca nhiễm trùng, 26.500 ca nhập viện và 420 ca tử vong ở Hoa Kỳ mỗi n ăm và nguồn gốc của hầu hết các bệnh này đều bắt nguồn từ thực phẩm

Nguyên nhân trẻ bị nhiễm vi khuẩn Salmonella

Vi khuẩn Salmonella còn được gọi là vi khuẩn thương hàn gồm S. typhi và S. paratyphi A, B, C, được tìm thấy nhiều trong hệ tiêu hóa của một số loại động vật gồm động vật hoang dã, gia súc và thú nuôi. Trong đó, gia cầm là nhóm động vật có khả năng mang vi khuẩn Salmonella cao nhất, do đó, khi ăn thịt gia cầm, trứng sữa hay các chế phẩm từ sữa, trẻ sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao. 

Salmonella lây qua đường tiêu hóa, khi trẻ ăn các thức ăn có nguồn gốc động vật bị ô nhiễm Salmonella như: Thịt, thịt tái, trứng (gà, vịt), trai, sò, hến nấu chưa chín… Hoặc khi ăn các loại rau sống, hoa quả, nước uống bị nhiễm Salmonella.

Đối với các vụ ngộ độc do Salmonella, nguyên nhân chính của sự tăng lên ngộ độc này là các loại gia cầm và trứng, khi thực phẩm bị nhiễm bẩn và chế biến không chín, hoặc người bệnh ăn các loại trứng sống, các sản phẩm của trứng chưa chín.

Vi khuẩn Salmonella có thể thâm nhập qua vỏ trứng, đặc biệt nếu vỏ trứng bị vỡ, và qua ô nhiễm chéo trong quá trình chế biến những món ăn từ trứng.

Sau khi loại vi khuẩn này tấn công vào hệ tiêu hóa của trẻ, vi khuẩn chết đi sẽ giải phóng ra một lượng nội độc tố vào cơ thể trẻ khiến niêm mạc ruột bị tổn thương (gây kích ruột, đau bụng, chảy máu, thậm chí là thủng ruột). Nguy hiểm hơn, vi khuẩn Salmonella có thể lẫn trong máu, tấn công hệ thần kinh trung ương và gây nhiễm độc toàn thân.

Salmonella là một chủng vi khuẩn có khả năng lây lan nhanh chóng, có khả năng sống tốt trong các môi trường khác nhau bên ngoài cơ thể vật chủ như chúng có thể sống 2-3 tháng  trong nước đá, hơn 1 tháng trong nước thường, khoảng 5-10 ngày trong rau quả hay vài tháng trong phân. Tuy nhiên, vi khuẩn Salmonella dễ dàng bị tiêu diệt khi trong môi trường có nhiệt độ cao, chúng chỉ có thể sống 30 phút khi nhiệt độ lên đến 55 độ C và vài phút khi gặp cồn 90 độ C.

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Salmonella ở trẻ em

Khi trẻ nhiễm vi khuẩn Salmonella, sẽ trải qua các giai đoạn  và có các triệu chứng sau:

Giai đoạn ủ bệnh: kéo dài từ 12 đến 72 giờ  kể từ khi trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh. 

Khởi phát: diễn ra từ từ hoặc đột ngột, với các bệnh cảnh khác nhau. Các triệu chứng khi trẻ nhiễm vi khuẩn Salmonella sẽ dần có biểu hiện ra bên ngoài sau một khoảng thời gian ủ bệnh. Ở mức độ nhẹ, trẻ hơi đau bụng, đi phân lỏng vài lần, không sốt. Ở mức độ vừa, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn;
  • Nhức đầu choáng váng khó chịu;
  • Sốt;
  • Đau bụng dữ đội;
  • Tiêu chảy;
  • Chán ăn…

Ở mức độ nặng, trẻ sẽ đối mặt với 3 hội chứng nguy hiểm:

  • Hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc: Khởi phát đột ngột, trẻ sốt cao 38 độ C – 40 độ C, có lúc rét run. Ngoài ra trẻ còn đau đầu, đau mỏi cơ khớp, số l­ượng bạch cầu thường tăng, neutrophil tăng.
  • Hội chứng viêm dạ dày, tiểu tràng cấp: Trẻ xuất hiện cơn đau bụng vùng th­ượng vị và quanh rốn, đôi khi đau lan toả khắp bụng và có hiện tượng sôi bụng. Trẻ buồn nôn và nôn ói nhiều lần, sau đó đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân nhiều nước, có thể lẫn thức ăn chư­a tiêu. Tình trạng tiêu chảy kéo dài ở trẻ có thể kèm theo dịch nhầy, máu.
  • Hội chứng mất nước điện giải: Trẻ khát nước, mất nước khiến môi khô, mắt trũng, sụt cân; mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt; có thể thiểu niệu, vô niệu, bụng chư­ớng, chuột rút, chân tay lạnh… Với trẻ nhỏ sẽ có hiện tượng thóp trũng, khóc không có n­ước mắt…

Điều trị trẻ bị nhiễm khuẩn Salmonella

Nếu trẻ bị bị viêm dạ dày ruột nói chung, cho dù do bất kỳ nguyên nhân nào, hoặc bị ngộ độc thực phẩm do Salmonella, phụ huynh nên đưa con bạn đi khám sớm để điều trị đúng cách. Đặc biệt trong những tình huống:

  • Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi
  • Trẻ có bệnh nền trước đó (ví dụ, vấn đề về tim hoặc thận, đái tháo đường, sinh non)
  • Trẻ sốt cao, đau bụng, nôn ói và thể tích nôn không giảm
  • Trẻ nghi ngờ có sự mất dịch tiến triển
  • Trẻ trở nên buồn ngủ hoặc lú lẫn
  • Xuất hiện máu trong phân hoặc trong chất nôn của trẻ
  • Triệu chứng của trẻ không cải thiện hoặc xuất hiện những triệu chứng khác mà làm bạn lo ngại

Điều quan trọng khi trẻ nhiễm vi khuẩn Salmonella là bé cần được nghỉ ngơi nhiều hơn và ngăn chặn tình trạng mất nước. Các triệu chứng sốt, nôn mửa, tiêu chảy khiến trẻ bị mất một lượng lớn nước và điện giải, vì vậy, bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước hơn. Tùy theo mức độ mất nước, trẻ có thể được cho uống dung dịch bù nước và điện giải hoặc cho trẻ truyền dịch qua đường tĩnh mạch theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể cho trẻ uống một số thuốc giảm đau, hạ sốt để hạ nhiệt cho trẻ, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

Thuốc kháng sinh thường được bác sĩ kê toa khi trẻ có hệ miễn dịch suy yếu hay tình trạng nhiễm trùng của trẻ lan rộng, xâm nhập vào máu. Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng thuốc kháng sinh không thích hợp khi điều trị nhiễm khuẩn Salmonella ở trẻ khiến thời gian nhiễm khuẩn bị kéo dài, tăng nguy cơ nhiễm bệnh do các loại vi khuẩn tương tự gây ra ở trẻ.

Ngoài ra, nếu bệnh chuyển biến thành các biến chứng như nhiễm trùng phình động mạch, van tim, nhiễm trùng xương, khớp, trẻ có thể cần được can thiệp phẫu thuật.

Cách phòng tránh nhiễm khuẩn Salmonella cho trẻ

Thương hàn có khả năng lây lan nhanh chóng để phát thành bệnh dịch trên các vùng dân cư. Do đó, bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người bệnh và cộng đồng xung quanh. Để đề phòng bệnh thương hàn triệu chứng, người ta cần phối hợp rất nhiều yếu tố nhiều phương pháp khác nhau: vệ sinh an toàn thực phẩm- kiểm tra nguồn nước và thực phẩm đạt vệ sinh trước khi ăn, thực hiện ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh... nhưng để tối ưu nhất vẫn là phương pháp tiêm vắc - xin phòng bệnh. Tiêm phòng vắc-xin giúp tạo miễn dịch phòng tránh bệnh thương hàn đây là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay. 

Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc xin đa dạng dành cho các đối tượng khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Tiêm vắc xin tại Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC, khách hàng sẽ được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:

– Trẻ sẽ được khám sàng lọc đầy đủ trước khi tiêm. Phụ huynh sẽ được tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đới với từng loại vắc xin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.

– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm

– 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.

– Phòng tiêm chủng sạch sẽ, có khu chơi cho trẻ em giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

🏠 HỆ THỐNG TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC
❇️FVC - TP. QUẢNG NGÃI
Số 755, Võ Nguyên Giáp, TP. Quảng Ngãi.
❇️FVC - BÌNH SƠN 
Đối diện UBND Bình Long, Bình Sơn (ngã 3 Trà Bồng, 100m về phía tây)
❇️FVC - DUNG QUẤT
Vòng xoay Võ Văn Kiệt, Bình Trị, Bình Sơn
❇️FVC - MỸ KHÊ
Vòng xoay Tịnh Khê (300m phía bắc), TP. Quảng Ngãi)
❇️FVC - NÚI THÀNH
Số 417, Phạm Văn Đồng, TT.Núi Thành
☎️Hotline: 0327808086 🌍 tiemchungfvc.vn

Viết bình luận của bạn