Trẻ bị viêm phổi và cách chăm sóc đúng tại nhà

Trẻ bị viêm phổi và cách chăm sóc đúng tại nhà

Viêm phổi là bệnh thường gặp và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ. Trẻ càng nhỏ thì tỷ lệ tử vong do viêm phổi càng cao. Đa số các trường hợp viêm phổi là do virus gây ra, nên ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì chăm sóc đúng cách sẽ giúp trẻ nhanh khỏi.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây viêm phổi ở trẻ

Viêm phổi ở trẻ do nhiều nguyên nhân gây ra, xong chủ yếu là do nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng nấm… Các virus thường gặp là virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, á cúm, Adenovirus. Giao mùa là thời điểm virus gây bệnh hô hấp phát triển mạnh.

Ký sinh trùng, nấm: Thường gặp là nấm Candida Albicans gây tưa miệng cũng có thể gây viêm phế quản phổi.

Yếu tố thuận lợi gây viêm phổi ở trẻ đó là môi trường sống đông đúc, kém vệ sinh, ô nhiễm không khí trong nhà. Trong gia đình có người mắc bệnh lao, hút thuốc lá. Trẻ sinh non, cân nặng thấp khi sinh, dị tật bẩm sinh tại đường hô hấp, suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải...

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột cũng là nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ. Ngoài ra, không biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ như: Trẻ không được bú mẹ, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, thiếu kẽm, không được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch cũng gây ra tình trạng viêm phổi.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi

Cần đưa trẻ tới bệnh viện khi có dấu hiệu viêm phổi. Cha mẹ không nên tự cho trẻ uống thuốc, đặc biệt là các loại thuốc giảm ho, hạ sốt, kháng sinh, vì có thể khiến các triệu chứng của bệnh diễn tiến nặng hơn và rất khó khăn cho chẩn đoán và điều trị.

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ nên áp dụng đúng cách chăm sóc bệnh cho trẻ phù hợp. Có như vậy mới giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng sức khỏe.

Vệ sinh và chế độ ăn cho trẻ

  • Vệ sinh:

Vệ sinh mũi miệng: Dùng khăn giấy mềm lau sạch nước mũi, nước dãi rồi vứt bỏ khăn ngay sau khi sử dụng. Nếu dùng khăn xô thì phải đặc biệt chú ý giữ vệ sinh khăn. Việc dùng đi dùng lại khăn xô đã nhiễm bẩn và không được giặt sạch sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn/virus bám trên khăn quay trở lại cơ thể trẻ.

Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ. Người chăm sóc cần rửa tay sạch sẽ khi chăm sóc và chuẩn bị đồ ăn cho trẻ.

  • Chế độ ăn:

Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt.

Cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia nhiều bữa trong ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường, không nên ép trẻ ăn hết phần thức ăn cha mẹ đã chuẩn bị.

Cho trẻ uống nhiều nước và dưới nhiều hình thức như canh, soup, sữa, nước trái cây. Điều này sẽ giúp trẻ giảm ho, loãng đờm đồng thời chống mất nước.

Có thể dùng quất hấp mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh cho trẻ uống.

Lưu ý mặc đồ thoáng cho trẻ. Cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát nhưng phải tránh những nơi gió lùa, mưa, điều hòa thổi thẳng vào cơ thể. Phải luôn để cơ thể trẻ được giữ ấm.

Khi trẻ bị viêm phổi ở mức độ nhẹ, cha mẹ cần chăm sóc trẻ tại nhà bằng cách nhỏ mũi bằng dung dịch sát khuẩn nhẹ (natriclorit 9% độ), súc miệng hàng ngày, có thể dùng một số loại kháng sinh, nhưng tốt nhất nên dùng đường uống, dạng siro. Khi tình trạng bệnh không cải thiện thì cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay.

Khi trẻ viêm phổi nặng, cha mẹ nên cho trẻ nằm điều trị nội trú tại bệnh viện, theo dõi sát diễn biến của bệnh và có biện pháp xử trí kịp thời. Chú ý khi dùng các thuốc kháng virus phải theo dõi chức năng gan, thận để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.

Phòng bệnh viêm phổi ở trẻ

Để phòng bệnh viêm phổi ở trẻ cần chú ý:

  • Vệ sinh sạch sẽ, tránh lây lan. Không hút thuốc, đun nấu trong phòng có trẻ nhỏ. Cách ly trẻ với người bị bệnh để tránh lây lan thành dịch.
  • Nơi ở đủ ánh sáng, thoáng mát, lưu thông không khí tốt. Nếu sử dụng điều hòa thì nên điều chỉnh sao cho chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời từ 5 – 7°C để trẻ có thể thích ứng được.
  • Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch các vaccine như bạch hầu – ho gà – uốn ván, Hemophilus influenzae typ B (Hib), phế cầu, cúm…
  • Phát hiện sớm các biểu hiện sớm của bệnh viêm đường hô hấp nói chung như ho, sốt, chảy nước mũi, khó thở… và các rối loạn khác như tiêu chảy, ăn kém, chậm tăng cân… để chăm sóc và điều trị kịp thời.

Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc xin đa dạng dành cho các đối tượng khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai. Tiêm vắc xin tại Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC, khách hàng sẽ được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:

– Trẻ sẽ được khám sàng lọc đầy đủ trước khi tiêm. Phụ huynh sẽ được tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đới với từng loại vắc xin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.

– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm

– 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.

– Phòng tiêm chủng sạch sẽ, có khu chơi cho trẻ em giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

🏠 HỆ THỐNG TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC

❇️FVC - TP. QUẢNG NGÃI

Số 755, Võ Nguyên Giáp, TP. Quảng Ngãi.

❇️FVC - TAM KỲ

Số 64, Tôn Đức Thắng, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam.

❇️FVC - BÌNH SƠN 

Đối diện UBND Bình Long, Bình Sơn (ngã 3 Trà Bồng, 100m về phía tây)

❇️FVC - DUNG QUẤT

Vòng xoay Võ Văn Kiệt, Bình Trị, Bình Sơn

❇️FVC - MỸ KHÊ

Vòng xoay Tịnh Khê (300m phía bắc), TP. Quảng Ngãi)

❇️FVC - NÚI THÀNH

Số 417, Phạm Văn Đồng, TT. Núi Thành, Quảng Nam.

❇️FVC - BÌNH CHÁNH

Ngã 6, Bình Chánh, Bình Sơn, Quảng Ngãi.

☎️Hotline: 0327808086 🌍 tiemchungfvc.vn

Hình ảnh được chụp tại FVC sau khi đã được khách hàng đồng ý!

Viết bình luận của bạn