Trẻ bị sốt phát ban: Triệu chứng và cách xử lý hiệu quả

Trẻ bị sốt phát ban: Triệu chứng và cách xử lý hiệu quả

Trẻ bị sốt phát ban là một bệnh phổ biến, đặc biệt là trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi. Mỗi một trẻ em có thể mắc bệnh ít nhất một lần hoặc thậm chí nhiều hơn. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo các bậc cha mẹ phải hết sức cẩn trọng với căn bệnh này để trẻ được chăm sóc tốt nhất.

Virus này lây lan từ người này sang người khác, khi trẻ tiếp xúc cơ thể với trẻ bị nhiễm bệnh hoặc các vật dụng cá nhân của trẻ nhiễm bệnh. 

Bệnh sốt phát ban cực kỳ phổ biến ở trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi và hiếm gặp ở trẻ em trên 4 tuổi. Trẻ bị sốt phát ban rất phổ biến, hầu hết trẻ em đều đã từng mắc bệnh này ít nhất một lần trong đời. Hiện nay tình trạng sốt này có nhiều loại, trong đó có hai loại phổ biến là sốt ban đỏ và sốt ban đào.

Sốt phát ban ở trẻ có lây không?

Bệnh sốt phát ban ở trẻ em dễ lây lan trong cộng đồng, đặc biệt là ở nhà trẻ và trường học. Môi trường này rất dễ gây nhiễm trùng đường hô hấp khi trẻ bị bệnh hắt hơi, sổ mũi và ho, nó làm lây lan những giọt nước bọt nhỏ có chứa vi rút sang trẻ khác. Đó là cách cơ bản nhất để bệnh phát tán. 

Hầu hết trẻ bị sốt phát ban khi ở nhà trẻ. Trẻ em mẫu giáo thường dễ bị nhiễm vi rút nhất, vì hệ thống miễn dịch của các em chưa phát triển đầy đủ. Ngoài ra, trẻ ở trong cùng một môi trường lớp học, các em có thể làm tăng nguy cơ lây lan virus từ trẻ này sang trẻ khác. Ví dụ, một trẻ khỏe mạnh có thể nhiễm virus nếu chúng dùng chung cốc với một trẻ bị bệnh khác.

Dấu hiệu của trẻ bị sốt phát ban phụ huynh cần biết

Đối với bệnh sốt phát ban, trẻ phải mất 1 đến 2 tuần để có dấu hiệu, kể từ khi trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nhiễm vi rút. Đây là một bệnh rất dễ lây lan với các triệu chứng nhẹ, khó nhận biết: 

  • Sốt: Trẻ sẽ có dấu hiệu khởi đầu bởi một cơn sốt đột ngột và cao hơn 39,4 độ C. Một số trẻ cũng có thể bị đau họng, chảy nước mũi, ho, sưng hạch ở cổ kèm theo sốt. Cơn sốt của trẻ sẽ kéo dài từ 3 đến 5 ngày. 
  • Phát ban: Trẻ em thường phát ban sau sốt nhưng không phải lúc nào trẻ cũng vậy. Trẻ có thể nổi nhiều nốt, mảng phẳng hoặc hơi gồ lên màu hồng, quanh nốt có thể có viền trắng bao quanh. Các nốt phát ban bắt đầu ở ngực, lưng và bụng, sau đó nó kéo dài đến cổ và tay, chân, mặt, kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Tuy nhiên, tình trạng này không có gây ngứa ngáy hay khó chịu. 

Ngoài ra, trẻ sẽ có các triệu chứng đi kèm sốt phát ban khác như: 

  •  Khóc, mệt mỏi.
  •  Tiêu chảy nhẹ.
  •  Chán ăn.
  •  Sưng mí mắt. 
  •  Đưa trẻ đi khám ngay nếu: Co giật do sốt trên 39,4 độ C.
  •  Phát ban và sốt kéo dài trong hơn 7 ngày.

Trẻ bị sốt phát ban phải làm sao?

Trẻ bị sốt phát ban nên làm gì? Trẻ bị sốt phát ban có nên tắm không? Đây là câu hỏi mà nhiều phụ huynh lo lắng, bối rối không biết phải làm sao. Một vài điều cần làm khi con bị bệnh:

Chăm sóc tại nhà

Bệnh sốt phát ban ở trẻ thường do virus lành tính và thường không gây bệnh cấp tính. Vì vậy, trẻ bị sốt phát ban có thể điều trị tại nhà, nếu tình trạng của trẻ không có cải thiện thì phụ huynh đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị. Phụ huynh làm gì khi trẻ bị sốt phát ban và cần lưu ý những nguyên tắc chăm sóc trẻ?. Một vài lưu ý chăm sóc trẻ bị sốt phát ban như:

  • Luôn nới lỏng quần áo cho bé để bé cảm thấy thoải mái nhất không bị mẩn ngứa khó chịu. 
  • Không để trẻ em dùng tay gãi vào da. 
  • Theo dõi sát xao nhiệt độ của trẻ và hạ sốt nếu cần. 
  • Cẩn thận khi tắm vì nhiều trường hợp trẻ bị sốt phát ban có được tắm không vẫn còn là điều chưa chắc chắn. Khi bị sốt phát ban, cơ thể trẻ còn rất yếu. Theo chuyên gia khuyến cáo nếu tắm rửa không cẩn thận, trẻ rất dễ bị cảm cúm hoặc mắc các bệnh nguy hiểm khác. Bậc phụ huynh có thể cân nhắc sử dụng lá khế để tắm cho trẻ khi phân vân cho trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì phù hợp.
  • Hạ thân nhiệt cho trẻ hoặc đặt hạ sốt trực tràng cho trẻ khi trẻ sốt 38,5 độ. 
  • Nếu trẻ vẫn sốt cho trẻ uống paracetamol với liều lượng 10mg - 15kg/ lần, cách nhau ít nhất 6 giờ. 
  • Khuyến khích trẻ uống nước lọc, nước gừng, nước chanh, nước luộc thịt, nước khoáng, nước oresol hoặc đồ uống thể thao như Gatorade hoặc Powerade để ngăn ngừa hiện tượng mất nước. Trẻ cần được cách ly để tránh lây nhiễm sang người khác. 

Khi trẻ mắc bệnh sốt phát ban, cơ thể trẻ bị suy nhược, sức đề kháng cũng giảm sút. Vì vậy, việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ là hết sức cần thiết. Cha mẹ nên bổ sung nhiều vitamin A, C và chất xơ cho trẻ từ các loại rau xanh và hoa quả tươi. 

Trẻ sau khi được bù nước hoàn toàn và hạ sốt, cha mẹ cần tiếp tục theo dõi trẻ, nếu tình trạng diễn biến kém cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kỹ hơn.

Vậy trẻ bị sốt phát ban kiêng gì? Những điều phụ huynh không nên làm khi trẻ sốt phát ban:

  • Không để trẻ ở những nơi chật chội, tù túng và ẩm thấp. 
  • Không đưa trẻ em đến nơi công cộng đông người. 
  • Không để trẻ động vào chất tẩy rửa, sữa tắm, môi trường ô nhiễm khói bụi, hóa chất, lông động vật để bệnh không có môi trường tiến triển nặng. 
  • Không cho trẻ mặc quần áo chật, các loại vải có thể gây kích ứng da. 
  • Ngoài ra, phụ huynh cũng cần lưu ý những thực phẩm khó tiêu không nên cho trẻ ăn trong giai đoạn này như: đồ hải sản, trứng thực phẩm có màu đỏ,... Vì đây đều là những thực phẩm trẻ không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng trong lúc bị bệnh.

Chăm sóc trẻ sốt phát ban tại nhà đúng cách giúp trẻ tránh được nguy cơ bệnh trở nặng và các biến chứng khác. Các bậc phụ huynh hãy cập nhật những thông tin về bệnh cũng như cách phòng và điều trị bệnh sốt phát ban ở trẻ em kịp thời và đúng cách.

Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị sốt phát ban

Các biến chứng của sốt phát ban rất hiếm. Đại đa số trẻ em khỏe mạnh và người lớn bị ốm đều phục hồi nhanh chóng. Trong một số trường hợp, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như: 

  • Co giật: Hiện trạng này do nhiệt độ cơ thể tăng nhanh. Nếu điều này xảy ra, trẻ có thể bất tỉnh và lắc cánh tay, chân hoặc đầu trong vài giây đến vài phút. Trẻ cũng có thể mất kiểm soát bàng quang hoặc nhu động ruột tạm thời. Lúc này, gia đình nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám. 
  • Đối với những trẻ có hệ miễn dịch không tốt, chẳng hạn như những trẻ gần đây đã được cấy ghép tủy xương hoặc nội tạng, tình trạng sốt phát ban có thể sẽ nguy hiểm hơn. Bởi vì những trẻ em đó ít có khả năng chống lại vi rút. Những trẻ bị suy giảm miễn dịch cũng có xu hướng bị nhiễm trùng nặng hơn khiến việc chống lại bệnh tật khó khăn hơn. Các biến chứng nghiêm trọng bao gồm viêm phổi hoặc viêm não sẽ xảy ra.

Phòng ngừa trẻ bị sốt phát ban

Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin ngăn ngừa sốt phát ban ở trẻ em, nên điều tốt nhất bạn có thể làm là ngăn ngừa sự lây truyền của vi rút. Cách ngăn ngừa là tránh tiếp xúc với trẻ bị bệnh. 

Nếu trẻ bị sốt phát ban, bạn hãy giữ bé ở nhà và không tiếp xúc gần với người khác cho đến khi hết bệnh. Hầu hết trẻ em sẽ phát triển kháng thể chống lại bệnh này sau khi nhiễm bệnh ở tuổi đi học. Mặc dù vậy, khi một thành viên trong gia đình bị bệnh, bạn hãy đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong gia đình rửa tay thường xuyên để ngăn virus lây lan cho trẻ chưa được miễn dịch tốt. 

Bệnh sốt phát ban ở người lớn vẫn có thể xảy ra nếu bạn không mắc bệnh này trong thời thơ ấu. Bệnh sốt phát ban ở người lớn có thể nhẹ hơn, nhưng bạn cần lưu ý rằng người lớn bị bệnh có thể sẽ truyền virus cho trẻ em.

Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc xin đa dạng dành cho các đối tượng khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Tiêm vắc xin tại Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC, khách hàng sẽ được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:

– Trẻ sẽ được khám sàng lọc đầy đủ trước khi tiêm. Phụ huynh sẽ được tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đới với từng loại vắc xin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.

– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm

– 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.

– Phòng tiêm chủng sạch sẽ, có khu chơi cho trẻ em giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

HỆ THỐNG TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC – KHU VỰC QUẢNG NGÃI

1. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - TP QUẢNG NGÃI

- Địa chỉ: 755 Võ Nguyên Giáp, Tịnh Ấn Tây, TP. Quảng Ngãi

https://goo.gl/maps/sMCgjHnkXpmBL4DR8

2. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - BÌNH SƠN

- Địa chỉ: Ngã 3 trà bồng (100m phí tây), Châu Ổ, Bình Sơn

- Google map: https://goo.gl/maps/wMaidxukcDgx1JN5A

3. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - DUNG QUẤT

- Địa chỉ : Vòng xoay Võ Văn Kiệt, Bình Trị, Bình Sơn

- Google map: https://goo.gl/maps/YpA89izAiz2h2Abh6

4. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - MỸ KHÊ

- Địa chỉ: Vòng xoay Tịnh Khê (300m phía bắc), TP. Quảng Ngãi

- Google map: https://goo.gl/maps/VGt9vv3GJ6E2H6Zk8

Website: https://tiemchungfvc.vn/ - Fanpage: fb.com/tiemchungquoctefvc - Hotline: 0327808086

Viết bình luận của bạn