TIÊU CHẢY ROTA LÀ GÌ? PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH NHƯ THẾ NÀO?

TIÊU CHẢY ROTA LÀ GÌ? PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH NHƯ THẾ NÀO?

Tiêu chảy Rota là dạng tiêu chảy cấp tính do virus Rota gây ra. Bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi, trong đó tỷ lệ cao nhất là ở nhóm trẻ dưới 12 tháng. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, có thể dẫn đến tiêu chảy nặng, thậm chí gây mất nước nghiêm trọng và đe dọa tính mạng của trẻ nhỏ. 

1. Tiêu chảy Rota là gì?

Virus Rota gồm 7 nhóm A, B, C, D, E, F, G, trong đó chỉ có nhóm virus Rota A là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tiêu chảy cấp ở trẻ em. Loại virus này có thể tồn tại bền vững trong môi trường nước, tồn tại nhiều giờ trên cơ thể và nhiều ngày trên bề mặt đồ vật trong gia đình, sàn nhà, đồ chơi của trẻ,… Vì thế chúng có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Đối tượng trẻ nhỏ với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện và còn yếu kém nên dễ bị tổn thương, tăng nguy cơ mất nước khi nhiễm virus.

Con đường lây lan của virus Rota là đường tiêu hóa. Virus sẽ tồn tại trong phân của người bệnh và sau đó có thể truyền nhiễm qua việc tiếp xúc với tay. Trẻ càng nhỏ thì nguy cơ lây nhiễm bệnh càng cao do trẻ hay có thói quen tiếp xúc với đồ chơi và cho tay lên miệng, nhất là những trẻ dưới 1 tuổi. Vì thế nếu không kiểm soát tốt, bệnh rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch.

Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy Rota:

- Những trẻ từ 6 đến 11 tháng tuổi là những đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh.

- Trẻ suy dinh dưỡng và có hệ miễn dịch kém.

- Thời tiết mưa lạnh ẩm ướt, hoặc khô lạnh như mùa thu, đông và mùa xuân ở miền Bắc là những thời điểm mà virus phát triển mạnh và có nguy cơ cao bùng phát dịch.

- Nếu mẹ cho trẻ ăn dặm không đúng cách, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn cho trẻ hay sau khi xử lý phân của trẻ, hoặc xử lý phân không đúng cách,... cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho trẻ.

2. Triệu chứng của bệnh tiêu chảy Rotavirus

Dưới đây là những triệu chứng thường gặp của bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota gây ra:

- Khi nhiễm virus khoảng 1 đến 2 ngày, trẻ có thể xuất hiện triệu chứng nôn mửa rất nhiều. Triệu chứng này có thể kéo dài khoảng 2 đến 3 ngày. Khi chứng nôn mửa giảm dần thì hiện tượng tiêu chảy sẽ xuất hiện.

- Tiêu chảy: Hiện tượng trẻ đi ngoài phân lỏng, màu phân bất thường, chẳng hạn như màu xanh dưa cải, có đờm nhớt, nhưng không lẫn máu trong phân. Tình trạng này có thể kéo dài từ 3 đến 9 ngày, những trường hợp nặng trẻ có thể đi ngoài hơn 20 lần/ngày.

- Mất nước: Khi đi ngoài nhiều lần, trẻ sẽ có thể bị mất nước. Một số dấu hiệu mất nước có thể kể đến là trẻ khát nước nhiều hơn, da khô, môi trẻ khô, lưỡi khô, trẻ quấy khóc và tiểu ít. Những trường hợp mất nước nghiêm trọng mà không được khắc phục sớm rất nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến trụy mạch, tử vong.

- Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy Rota sẽ có thể gặp phải một số triệu chứng khác như sốt, đau bụng, chảy nhiều nước mũi, ho, ăn uống kém và sút cân.

3. Phương pháp điều trị bệnh tiêu chảy Rota ở trẻ em

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho căn bệnh tiêu chảy do Rotavirus. Phương pháp điều trị cơ bản nhất vẫn là bù dịch qua đường uống. Trong trường hợp trẻ bị nôn mửa nhiều thì có thể bù dịch qua đường truyền tĩnh mạch. Nếu trẻ có dấu hiệu sốt thì cần điều trị hạ sốt. Đồng thời, cần chăm sóc trẻ bằng một chế độ dinh dưỡng tốt nhất.

Những trường hợp trẻ bị tiêu chảy Rota thì điều trị kháng sinh thường không mang lại hiệu quả. Dù ở thể nhẹ, cha mẹ cũng không nên chủ quan, hãy đưa trẻ đi khám để được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị tại nhà. Trong quá trình chăm sóc trẻ, mẹ cần chú ý những điều sau:

- Mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước hơn, chẳng hạn như nước đun sôi để nguội, nước canh, hoặc nước bù điện giải Oresol với sự tư vấn của bác sĩ.

- Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ, không nên cho trẻ kiêng quá mức khiến cho trẻ càng mệt mỏi. Hãy bổ sung dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Cho trẻ bú mẹ đầy đủ, nếu trẻ bú bình thì cần lưu ý vệ sinh bình, núm vú sạch sẽ.

- Mẹ cần lưu ý rửa tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ, khi cho trẻ ăn và sau khi cho trẻ đi vệ sinh.

4. Phương pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy Rota

Để phòng ngừa tiêu chảy Rota, cha mẹ cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn và sau khi cho trẻ đi vệ sinh. Tuy nhiên, những biện pháp này chưa đủ để phòng ngừa bệnh hiệu quả. Theo các chuyên gia, phương pháp phòng bệnh tốt nhất chính là chủ động cho trẻ uống vắc xin phòng bệnh.

Hiện nay, 3 loại vắc xin phòng bệnh phổ biến nhất là Vắc xin Rotarix (do Bỉ sản xuất) và Vắc xin Rotateq (do Mỹ sản xuất) và Vắc xin RotaVin M1( Việt Nam sản xuất). Đây là 3 loại vắc xin được giới chuyên môn đánh giá cao về hiệu quả phòng ngừa bệnh.

Vắc xin Rotarix và RotaVinM1: Nên cho trẻ uống trước 24 tuần tuổi. Liều đầu tiên vào lúc 6 tuần tuổi và liều thứ 2 là sau 4 tuần tuổi.

Vắc xin Rotateq: Trẻ sẽ được uống 3 liều và kết thúc liều cuối cùng trước tuần thứ 32. Liều Rotateq đầu tiên khi trẻ được 7 đến 12 tuần tuổi. Sau đó những liều còn lại sẽ được tiêm cách nhau khoảng 4 tuần.

Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc xin đa dạng dành cho các đối tượng khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Tiêm vắc xin tại Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC, khách hàng sẽ được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:

– Trẻ sẽ được khám sàng lọc đầy đủ trước khi tiêm. Phụ huynh sẽ được tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đới với từng loại vắc xin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.

– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm

– 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.

– Phòng tiêm chủng sạch sẽ, có khu chơi cho trẻ em giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

HỆ THỐNG TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC – KHU VỰC QUẢNG NGÃI

1. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - TP QUẢNG NGÃI

- Địa chỉ: 755 Võ Nguyên Giáp, Tịnh Ấn Tây, TP. Quảng Ngãi

https://goo.gl/maps/sMCgjHnkXpmBL4DR8

2. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - BÌNH SƠN

- Địa chỉ: Ngã 3 trà bồng (100m phí tây), Châu Ổ, Bình Sơn

- Google map: https://goo.gl/maps/wMaidxukcDgx1JN5A

3. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - DUNG QUẤT

- Địa chỉ : Vòng xoay Võ Văn Kiệt, Bình Trị, Bình Sơn

- Google map: https://goo.gl/maps/YpA89izAiz2h2Abh6

4. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - MỸ KHÊ

- Địa chỉ: Vòng xoay Tịnh Khê (300m phía bắc), TP. Quảng Ngãi

- Google map: https://goo.gl/maps/VGt9vv3GJ6E2H6Zk8

Website: https://tiemchungfvc.vn/ - Fanpage: fb.com/tiemchungquoctefvc - Hotline: 0327808086

Viết bình luận của bạn