Tầm quan trọng của vắc xin Cúm đối với người bị bệnh tim và đột quỵ
Những người mắc bệnh tim và những người đã từng bị đột quỵ đối mặt với nguy cơ cao hơn xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng của bệnh cúm, do đó bệnh cúm là vấn đề cần được lưu ý đối với nhóm người này. Những người bị suy tim dễ bị biến chứng do bệnh cúm hơn những người khác, một nghiên cứu mới đã tiết lộ rằng tiêm phòng cúm có thể có tác động kéo dài tuổi thọ đáng kể trên nhóm bệnh nhân này.
I. Tổng quan chung về bệnh cúm ở những người bị bệnh tim và những người đã từng bị đột quỵ
Một số cá nhân có nhiều nguy cơ gặp phải các biến chứng liên quan đến cúm hoặc thậm chí tử vong. Điều này bao gồm những người từ 65 tuổi trở lên, những người đang mang thai và những người có bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyên mọi người dân trên 6 tháng tuổi nên tiêm phòng cúm.
Một nghiên cứu mới đã xem xét mức độ ảnh hưởng của một mũi tiêm phòng cúm đối với tỷ lệ sống sót của những người được chẩn đoán mắc bệnh suy tim. Đối tượng nghiên cứu bao gồm nhóm người lớn tuổi và thường có nhiều vấn đề về sức khỏe khác nhau. Đối với những người này, bị cúm có thể là một vấn đề rất nghiêm trọng.
Với mùa cúm 2018 - 2019 tại Hoa Kỳ, trong số các trường hợp người trưởng thành nhập viện có liên quan tới cúm thì bệnh lý tim mạch là một trong những bệnh lý nền mạn tính hay gặp nhất ở các bệnh nhân, có tới gần một nửa (47,2%) số bệnh nhân trưởng thành nằm viện vì cúm có bệnh lý nền là bệnh về tim mạch. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy bệnh cúm có mối liên quan với sự gia tăng khả năng xuất hiện nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Một nghiên cứu vào năm 2018 chỉ ra nguy cơ xảy ra nhồi máu cơ tim cao hơn gấp 6 lần so với bình thường trong vòng 1 tuần kể từ khi tình trạng nhiễm cúm được xác nhận. Kết quả của nghiên cứu này là điều rất đáng chú ý đối với những người trưởng thành cao tuổi và những người đang trải qua cơn nhồi máu cơ tim lần đầu tiên.
Các bệnh lý về tim mạch được nhắc đến bao gồm suy tim, bệnh tim do tăng huyết áp, bệnh tim - phổi, các bệnh van tim, rối loạn nhịp tim (bao gồm rung nhĩ), bệnh tim bẩm sinh, và các tình trạng bệnh lý khác.
Nghiên cứu cũng khẳng định tầm quan trọng của việc tiêm phòng cúm thường xuyên. Ví dụ, tiêm vắc xin cúm hàng năm sau khi chẩn đoán suy tim cho thấy giảm 19% tử vong do tim mạch và tử vong do mọi nguyên nhân so với những người không được tiêm vắc-xin. Bị cúm ít hơn một lần một năm giúp giảm 8% nguy cơ tử vong do tim mạch và giảm 13% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân khi so sánh với những người chưa bao giờ tiêm phòng.
II. Các dấu hiệu biểu hiện khi mắc cúm
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm bao gồm:
- Sốt
- Ho
- Đau họng
- Ngạt mũi hoặc chảy nước mũi
- Đau đầu
- Đau thân mình
- Rét run
- Mệt mỏi
Một số trường hợp bệnh nhân mắc cúm có thể xuất hiện nôn mửa và tiêu chảy. Đôi khi có những trường hợp nhiễm cúm xuất hiện các triệu chứng của đường hô hấp nhưng không có dấu hiệu sốt.
Bên cạnh các dấu hiệu và triệu chứng đã liệt kê ở trên, bệnh cúm có thể có các biểu hiện khác, do đó hãy đi thăm khám càng sớm càng tốt nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào nặng hoặc gây lo lắng.
Các dấu hiệu cảnh báo của bệnh cúm trên đối tượng người trưởng thành bao gồm:
- Khó thở, hoặc thở nhanh nông.
- Đau, hoặc cảm giác nặng ở ngực hoặc ở bụng kéo dài.
- Chóng mặt, choáng váng, lơ mơ khó đánh thức kéo dài.
- Co giật.
- Không đi tiểu.
- Đau cơ nghiêm trọng.
- Yếu cơ hoặc mất thăng bằng nghiêm trọng.
- Sốt hoặc ho đã cải thiện nhưng tái phát hoặc tiến triển nặng hơn.
- Các bệnh lý mạn tính sẵn có tiến triển nặng hơn.
Bất kỳ ai nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào của bệnh cúm, bao gồm cả những người có bệnh lý tim mạch và những người đã từng đột quỵ, đều cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức.
III. Phương pháp điều trị đối với bệnh cúm
Hiện nay đã có thể điều trị bệnh cúm bằng các thuốc kháng virus. Các thuốc này cũng giúp phòng ngừa những biến chứng nặng xảy ra. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Centers for Disease Control and Prevention - CDC) của Hoa Kỳ khuyến cáo cần điều trị kịp thời cho những người bị mắc cúm hoặc nghi mắc cúm, và những người thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao xảy ra các biến chứng của cúm như những người có bệnh lý tim mạch hay những người đã từng bị đột quỵ.
IV. Phòng ngừa bệnh cúm đối với những người bị bệnh tim và người đã từng bị đột quỵ
Những người mắc bệnh lý tim mạch và những người từng bị đột quỵ phải đối mặt với nguy cơ cao hơn xuất hiện các biến chứng của bệnh cúm, do đó họ cần được sử dụng vắc xin phòng cúm, bởi sử dụng vắc xin phòng cúm là cách tốt nhất để phòng tránh căn bệnh này. Sử dụng vắc xin phòng cúm có mối liên hệ với việc làm giảm nguy cơ xuất hiện một số biến cố tim mạch ở những người có bệnh lý tim mạch, đặc biệt là với những người đã từng trải qua biến cố tim mạch trong vòng một năm trở về trước.
Virus cúm thay đổi liên tục, thêm vào đó là đáp ứng miễn dịch suy giảm dần theo thời gian, vì vậy vắc xin phòng cúm cần được sử dụng hàng năm để đảm bảo mang lại đáp ứng miễn dịch ở mức tốt nhất. Vắc xin được chế tạo cho mỗi mùa cúm dựa trên kết quả của các nghiên cứu về loại virus cúm nào sẽ thường gặp nhất trong mùa cúm đó. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên được sử dụng vắc xin phòng cúm hàng năm.
Các loại vắc xin phòng cúm dành cho người có bệnh lý tim mạch:
- Vắc xin phòng cúm đường tiêm đã được phê chuẩn để sử dụng cho những người có bệnh lý tim mạch cũng như có các bệnh lý khác. Vắc xin phòng cúm đường tiêm đã chứng minh được sự an toàn qua một quá trình sử dụng lâu dài trên những người mắc bệnh lý tim mạch.
- Vắc xin phòng cúm hiện có một số dạng sử dụng, nhưng những người có bệnh lý nền mạn tính (chẳng hạn như bệnh tim mạch) không nên sử dụng loại vắc xin sống giảm độc lực phòng cúm (live attenuated influenza vaccine - LAIV). Vắc xin bất hoạt phòng cúm hoặc vắc xin tái tổ hợp phòng cúm đều có thể được lựa chọn để sử dụng (tuy nhiên lựa chọn loại nào sẽ được bác sĩ chỉ định phù hợp với độ tuổi người sử dụng).
- Vắc xin phòng cúm rất nên được sử dụng, bởi không những nó giúp làm giảm nguy cơ mắc cúm, giảm mức độ nặng nếu mắc bệnh (tránh cho bệnh nhân không phải nhập viện hoặc phải nằm điều trị tích cực), mà vắc xin phòng cúm còn giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện các biến cố tim mạch ở những bệnh nhân có sẵn bệnh lý nền tim mạch.
Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc xin đa dạng dành cho các đối tượng khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.
Tiêm vắc xin tại Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC, khách hàng sẽ được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:
– Trẻ sẽ được khám sàng lọc đầy đủ trước khi tiêm. Phụ huynh sẽ được tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đới với từng loại vắc xin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.
– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm
– 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
– Phòng tiêm chủng sạch sẽ, có khu chơi cho trẻ em giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
HỆ THỐNG TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC – KHU VỰC QUẢNG NGÃI
- Địa chỉ: Ngã 3 trà bồng (100m phí tây), Châu Ổ, Bình Sơn
- Google map: https://goo.gl/maps/wMaidxukcDgx1JN5A
TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - DUNG QUẤT
- Địa chỉ : Vòng xoay Võ Văn Kiệt, Bình Trị, Bình Sơn
- Google map: https://goo.gl/maps/YpA89izAiz2h2Abh6
TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - MỸ KHÊ
- Địa chỉ: Vòng xoay Tịnh Khê (300m phía bắc), TP. Quảng Ngãi
- Google map: https://goo.gl/maps/VGt9vv3GJ6E2H6Zk8
Website: https://tiemchungfvc.vn/ - Fanpage: fb.com/tiemchungquoctefvc
Nguồn :CDC Việt Nam, CDC Hoa Kỳ.