Tác nhân gây bệnh thương hàn

Tác nhân gây bệnh thương hàn

Thương hàn là bệnh lý truyền nhiễm do vi khuẩn thương hàn gây ra, bệnh có thể lây nhiễm thành dịch lớn và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm, đúng cách.

1. Thương hàn là gì?

Thương hàn là bệnh truyền nhiễm cấp tính do trực khuẩn Trực khuẩn thương hàn (Salmonella typhi) và phó thương hàn (Salmonella paratyphi A, B) gây nên. chủ yếu khởi phát vào mùa hè trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 9.

Bệnh khởi phát đột ngột với sốt cao kéo dài, kèm đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, mạch chậm, táo bón hoặc tiêu chảy và ho khan. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nhẹ hoặc không triệu chứng.

Bệnh thương hàn thông thường có thể gặp ở mọi đối tượng có khả năng lây nhiễm ở bất kỳ ai vào bất kỳ độ tuổi nào, nhưng hay gặp nhất ở trẻ nhỏ do khả năng đề kháng kém và những người sống trong điều kiện vệ sinh kém. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nặng nề có nhiều biến chứng nặng nề như xuất huyết tiêu hoá, thủng ruột, viêm cơ tim, viêm não ... có thể dẫn đến tử vong.

2. Đặc điểm dịch tễ

2.1 Đặc điểm vi khuẩn gây bệnh

Tác nhân gây bệnh thương hàn là trực khuẩn thương hàn Salmonella typhi và phó thương hàn Salmonella paratyphi A, B.

  • Salmonella là trực khuẩn gram âm, kích thước 1 - 3 x 0,5 - 0,7 àm, có lông, di động, không sinh nha bào. Trực khuẩn có 03 loại kháng nguyên chính là O,H,Vi.
  • Trực khuẩn thương hàn có khả năng sống tốt, chúng có thể chịu được lạnh, ở nước đá sống 2 - 3 tháng, nước thường > 1 tháng, trong rau quả 5 - 10 ngày, trong phân từ một đến vài tháng.
  • Vi khuẩn bị diệt ở nhiệt độ 550C trong 30 phút, cồn 900 trong vài phút, các chất khử trùng thông thường diệt được vi khuẩn dễ dàng(chloramin 3%, phenol 5%).

2.2 Đặc điểm nguồn bệnh

Nguồn gây bệnh duy nhất là người, bao gồm:

  • Bệnh nhân: Bài tiết vi khuẩn theo phân (là chủ yếu), ngoài ra còn theo đường nước tiểu, đờm, chất nôn. Vi khuẩn thải qua phân ở tất cả các giai đoạn của bệnh, kể cả giai đoạn nung bệnh, thải nhiều nhất vào tuần 2- 3 của bệnh.
  • Người mang khuẩn:
  • Người mang khuẩn sau khi khỏi bệnh: Bệnh nhân khỏi hết các triệu chứng nhưng 3-5 % vẫn tiếp tục mang vi khuẩn sau vài tháng (do vi khuẩn khu trú ở túi mật, đường dẫn mật...)
  • Người mang khuẩn không có biểu hiện lâm sàng (người lành mang vi khuẩn): Đây chính là đường lây quan trọng khó kiểm soát.

2.3 Đường lây bệnh

Lây đường tiêu hoá, có 2 cách lây;

  • Thứ nhất, lây qua đường ăn uống, do ăn phải thực phẩm hay nước uống bị ô nhiễm vi khuẩn, sử dụng các thức ăn không được nấu chín. Đây là con đường lây nhiễm bệnh chủ yếu và có thể hình thành nên các vùng dịch bệnh.
  • Thứ hai là do trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân, với người mang trùng qua chất thải, qua chân tay hay các vận dụng cá nhân. hoặc lây gián tiếp qua ruồi nhặng, côn trùng mang vi khuẩn từ phân đến thức ăn, chân, tay, đồ dùng bị nhiễm khuẩn...Con đường này cũng có khả năng gây thành dịch nhưng thường là các đợt dịch nhỏ và tản phát.

3. Dấu hiệu mắc bệnh

Bệnh thương hàn thể điển hình phát triển theo các giai đoạn sau:

3.1 Giai đoạn nung bệnh

Sau khi nhiễm khuẩn bệnh có giai đoạn ủ bệnh trung bình 7-15 ngày. Thường không có triệu chứng. Tuy nhiên người bệnh có thể là nguồn lây nhiễm trong giai đoạn này.

3.2 Giai đoạn khởi phát

Diễn biến bệnh từ từ tăng dần gồm các triệu chứng sau

  • Sốt: Nhiệt độ tăng dần, thường có gai rét lúc đầu, ít khi có rét run. Đến ngày thứ 7 của bệnh nhiệt độ tăng cao đến 39-41°C.
  • Đau đầu, mệt mỏi, ăn ngủ kém, ù tai.

3.3 Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn này kéo dài 2 tuần và thường có những biểu hiện như:

  • Sốt thương hàn: Sốt cao liên tục 39-40°C, sốt nóng, sốt hình cao nguyên, là triệu chứng quan trọng và hằng định trong bệnh.
  • Biểu hiện nhiễm độc thần kinh: Người bệnh nhức đầu, mất ngủ, ù tai, nói ngọng, tay run bắt chuồn chuồn. Bệnh nhân nằm bất động, vẻ mặt vô cảm thờ ơ tuy vẫn nhận biết kích thích từ môi trường xung quanh, ánh mắt nhìn đờ đẫn. Nặng hơn bệnh nhân li bì, mê sảng, hôn mê thường ít gặp.
  • Đào ban (hay hồng ban): Là các ban dát nhỏ, màu hồng, vị trí mọc thường ở bụng, ngực, mạn sườn. Số lượng ban khoảng chục nốt, xuất hiện trong khoảng từ ngày thứ 7 - 12 của bệnh (với phó thương hàn thường nhiều hơn và mọc muộn hơn) và mất đi sau khoảng 2 đến 3 ngày
  • Tiêu hoá: Dấu hiệu lưỡi quay (lưỡi khô, rìa lưỡi đỏ, giữa lưỡi phủ một lớp rêu màu trắng hoặc xám); Đi ngoài phân lỏng (5-6 lần/ngày), mùi khẳn; trướng bụng, đầy hơi, đau nhẹ lan khắp bụng; gan lách to.
  • Mạch chậm tương đối so với nhiệt độ, gọi là mạch và nhiệt độ phân ly.

3.4 Giai đoạn lui bệnh

  • Nếu không có biến chứng, bệnh sẽ chuyển sang thời kỳ lui bệnh vào tuần thứ 3 - 4. Bệnh nhân sẽ hạ sốt, các triệu chứng từ từ thuyên giảm, và dần phục hồi.
  • Thương hàn ở trẻ dưới 5 tuổi thường không điển hình, hay gặp tiêu chảy, nôn mửa, ít khi táo bón, sốt cao gây co giật toàn thân.
  • Đối với trẻ dưới 1 tuổi, bệnh cảnh thương hàn rất nặng, có tỷ lệ tử vong và biến chứng cao. Ngoài ra, ở bệnh nhân có cơ địa suy giảm miễn dịch như: dị dạng đường mật, tiểu đường, sốt rét, ... cũng thường có bệnh cảnh nặng

4. Phòng ngừa bệnh thương hàn như thế nào?

Bệnh thương hàn là một bệnh thường gặp, dễ xảy ra mà chủ yếu liên quan đến môi trường khí hậu cũng như thói quen ăn uống sinh hoạt. Do đó, việc phòng bệnh là không quá khó khăn nếu như tất cả mọi người đều tuân thủ.

Để phòng bệnh thương hàn cần lưu ý một số điều sau:

  • Đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường sống xung quanh và cộng đồng, đảm bảo môi trường sống khô thoáng, tránh ẩm ướt. Rửa tay sạch: trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Ăn uống đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi, bảo vệ nguồn nước sạch và vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Xử lý phân và rác thải theo đúng hướng dẫn của các bộ phận cơ quan ban ngành phía môi trường. Cách ly bệnh nhân tại bệnh viện
  • Đi khám định kỳ thường xuyên để phát hiện kịp thời các vấn đề bất thường và có hướng xử lý.
  • Tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh: Vắc-xin phòng bệnh thương hàn có khả năng tạo miễn dịch phòng bệnh trong vòng 3 năm.

Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc xin đa dạng dành cho các đối tượng khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Tiêm vắc xin tại Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC, khách hàng sẽ được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:

– Trẻ sẽ được khám sàng lọc đầy đủ trước khi tiêm. Phụ huynh sẽ được tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đới với từng loại vắc xin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.

– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm

– 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.

– Phòng tiêm chủng sạch sẽ, có khu chơi cho trẻ em giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

HỆ THỐNG TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC – KHU VỰC QUẢNG NGÃI

1. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - TP QUẢNG NGÃI

- Địa chỉ: 755 Võ Nguyên Giáp, Tịnh Ấn Tây, TP. Quảng Ngãi

https://goo.gl/maps/sMCgjHnkXpmBL4DR8

2. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - BÌNH SƠN

- Địa chỉ: Ngã 3 trà bồng (100m phí tây), Châu Ổ, Bình Sơn

- Google map: https://goo.gl/maps/wMaidxukcDgx1JN5A

3. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - DUNG QUẤT

- Địa chỉ : Vòng xoay Võ Văn Kiệt, Bình Trị, Bình Sơn

- Google map: https://goo.gl/maps/YpA89izAiz2h2Abh6

4. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - MỸ KHÊ

- Địa chỉ: Vòng xoay Tịnh Khê (300m phía bắc), TP. Quảng Ngãi

- Google map: https://goo.gl/maps/VGt9vv3GJ6E2H6Zk8

Website: https://tiemchungfvc.vn/ - Fanpage: fb.com/tiemchungquoctefvc - Hotline: 0327808086

Viết bình luận của bạn