Nhiễm khuẩn Samonella từ thực phẩm và cách phòng chống

Nhiễm khuẩn Samonella từ thực phẩm và cách phòng chống

Ngộ độc thực phẩm đang trở thành nỗi lo hàng đầu của người dân, bởi đây là nguyên nhân gây nhiều căn bệnh đường tiêu hóa và cũng được cho là nguyên nhân gây ra các căn bệnh ung thư. Trong đó nguyên nhân gây ngộ độc hàng đầu chính là vi khuẩn Salmonella.

Salmonella là một loại vi khuẩn sống trong phủ tạng của gia cầm, gia súc và tràn vào thịt khi những con vật này bị mổ. Chúng cũng có mặt ở phân và dễ dàng "đột nhập" vào trứng gia cầm qua những lỗ nhỏ li ti ở vỏ.

Salmonella là một trong những thủ phạm chính gây ngộ độc thực phẩm vào mùa hè. Ngộ độc do Salmonella có thể biểu hiện từ nhẹ cho tới rất nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong.

Những thực phẩm có thể bị nhiễm Salmonella

Bất cứ nguồn thực phẩm tươi sống nào có nguồn gốc động vật như thịt gia súc, gia cầm, các sản phẩm bơ sữa, trứng và hải sản và một số loại trái cây, rau quả đều có thể bị nhiễm Salmonella. Do vậy, mọi người nên tránh ăn những loại thịt gia súc, gia cầm hay trứng sống hay chưa được nấu chín, hay các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng. Danh sách các thực phẩm có khả năng nhiễm Salmonella cũng bao gồm những loại được chế biến tại gia đình như sốt mayonnaise, bánh quy và kem.

Liệu việc rửa sạch và quá trình chế biến thức ăn có thể hỗ trợ được gì hay không?

Quá trình nấu thức ăn chín kỹ có thể tiêu diệt Salmonella. Mặc dù việc rửa rau quả là hết sức cần thiết trước khi chế biến, nhưng hầu như quá trình này không thể loại bỏ được vi khuẩn Salmonella, nhất là trong giai đoạn có dịch bệnh – do vậy, bạn nên vứt bỏ những thực phẩm mà thấy nghi ngờ về độ an toàn. Ngoài ra, khi các chuyên gia cảnh báo mọi người không nên ăn những thực phẩm nhất định trong mùa dịch thì có nghĩa là thực phẩm đó bạn không nên ăn ngay cả khi đã được nấu chín.

Những quy tắc về an toàn thực phẩm

Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo mọi người dân nên tuân theo những quy tắc thực hành sau đây để phòng ngộ độc thực phẩm:

  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước trước và sau khi chế biến thức ăn.
  • Rửa kỹ thực phẩm dưới vòi nước đang chảy, không rửa trong bồn hay chậu.
  • Sử dụng thớt và các dụng cụ nhà bếp riêng để chế biến thực phẩm sống và chín.

Salmonella có thể lây truyền từ người này sang người khác và thậm chí còn lây truyền khi tiếp xúc với động vật.

Salmonella có thể lây truyền từ người này sang người khác qua đường phân miệng. Do đó, để loại bỏ nguy cơ lây nhiễm, bạn nên thường xuyên rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi thay bỉm cho trẻ.

Tuy nhiên con đường lây truyền Salmonella từ người sang người (như COVID 19) là rất hiếm gặp bởi Salmonella không phải là loại vi khuẩn lây truyền qua không khí. Bạn phải “ăn” phải vi khuẩn (thường do động vật đã nhiễm khuẩn hoặc thực phẩm đã nhiễm khuẩn). Tuy nhiên, bạn có thể phơi nhiễm với Salmonella thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với một số loại động vật bị nhiễm khuẩn, ví dụ như gà, vịt, gia cầm. Do vậy, bạn cũng nên rửa sạch tay với nước và xà phòng sau khi tiếp xúc với các loại gia cầm, trứng của các loại gia cầm hoặc bất cứ thứ gì trong khu vực sinh sống của gia cầm.

Có nhiều hơn 1 chủng vi khuẩn

Khi nói đến Salmonella, thực ra là nói đến rất nhiều chủng Salmonella. Theo CDC, có tới hơn 2500 chủng Salmonella khác nhau đã được phân lập, trong đó có khoảng 100 chủng có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn ở người. Các chủng gây bệnh phổ biến nhất ở người là Salmonella Typhi.

Nhiễm khuẩn Salmonella có thể dẫn đến viêm khớp hoặc hội chứng ruột kích thích

Những người bị nhiễm khuẩn Salmonella có nguy cơ sẽ phát triển một dạng bệnh viêm khớp. Theo Hiệp hội Thấp khớp Hoa Kỳ, viêm khớp phản ứng là tình trạng viêm gây đau ở các khớp xảy ra do phản ứng với một bệnh nhiễm trùng do một số vi khuẩn ở khu vực sinh dục hoặc tiêu hoá gây ra.  Bạn có thể bị viêm khớp phản ứng ngay lập tức nếu bạn bị nhiễm khuẩn Salmonella nhưng đó không được coi là biến chứng lâu dài. Một khi tình trạng nhiễm khuẩn được loại bỏ, tình trạng viêm khớp cũng sẽ biến mất.

Một trong số những biến chứng nghiêm trọng và lâu dài của nhiễm Salmonella là hội chứng ruột khích thích sau nhiễm trùng. Hội chứng này có thể kéo dài vài ngày, vài tuần và thậm chí là vài tháng.

Bảo quản trứng trong tủ lạnh làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn

Nên bảo quản trứng trong tủ lạnh ở nhiệt độ khoảng 4 độ C hoặc thấp hơn sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại, bao gồm cả Salmonella. Cách này cũng hiệu quả với cả những món ăn được làm từ trứng. Nhứng món ăn được làm từ trứng không nên để ở nhiệt độ phòng quá 2 tiếng. Đảm bảo rằng bạn đã vứt đi các quả trứng bị vỡ, hỏng và làm sạch phần khay đựng trứng trong tủ lạnh

Salmonella phổ biến hơn vào mùa hè

Salmonella thường phổ biến hơn vào những tháng có nhiệt độ cao, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn.

Để giảm nguy cơ, hãy bảo quản thức ăn thừa, bao gồm cả trứng, sữa, thịt và các sản phẩm tươi sống trong tủ lạnh hoặc tủ đông. Bọc kín thức ăn thừa trong hộp và cho vào tủ lạnh sau khi chế biến 2 giờ hoặc 1 giờ nếu nhiệt độ ngoài trời trên 32 độ C. Bảo quản thức ăn trong tủ đông sẽ ngăn chặn vi khuẩn phát triển, nhưng không thể tiêu diệt được vi khuẩn. Do vậy, bạn vẫn nên cẩn thận khi sơ chế, nấu nướng thực phẩm rã đông.

Vắc xin thương hàn Typhim VI 25mcg/0,5ml chứa 25mcg purified vi capsular polysaccharide của trực khuẩn Salmonella Typhi, sản xuất bởi Sanofi Pasteur (Pháp), là vắc xin bất hoạt, sử dụng qua đường tiêm (không được uống), được bào chế từ các kháng nguyên đã bị làm chết của trực khuẩn thương hàn.

Vắc xin thương hàn Typhim VI được chỉ định tiêm cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên nhằm tạo miễn dịch chủ động phòng ngừa bệnh thương hàn, chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với thành phần vắc xin;
  • Không được tiêm bắp cho người giảm tiểu cầu hay rối loạn đông máu;
  • Trẻ em dưới 2 tuổi (do đáp ứng miễn dịch ở đối tượng này thấp).

Sau khi tiêm khoảng 3 tuần, vắc xin mới phát huy tác dụng phòng bệnh. Tính miễn dịch của vắc xin thương hàn duy trì trong khoảng 3 năm, do đó nên tiêm thêm 1 mũi nhắc lại sau mỗi 3 năm để tăng hiệu quả phòng bệnh.

Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc xin đa dạng dành cho các đối tượng khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Tiêm vắc xin tại Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC, khách hàng sẽ được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:

– Trẻ sẽ được khám sàng lọc đầy đủ trước khi tiêm. Phụ huynh sẽ được tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đới với từng loại vắc xin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.

– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm

– 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.

– Phòng tiêm chủng sạch sẽ, có khu chơi cho trẻ em giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

HỆ THỐNG TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC – KHU VỰC QUẢNG NGÃI

1. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - TP QUẢNG NGÃI

- Địa chỉ: 755 Võ Nguyên Giáp, Tịnh Ấn Tây, TP. Quảng Ngãi

https://goo.gl/maps/sMCgjHnkXpmBL4DR8

2. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - BÌNH SƠN

- Địa chỉ: Ngã 3 trà bồng (100m phí tây), Châu Ổ, Bình Sơn

- Google map: https://goo.gl/maps/wMaidxukcDgx1JN5A

3. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - DUNG QUẤT

- Địa chỉ : Vòng xoay Võ Văn Kiệt, Bình Trị, Bình Sơn

- Google map: https://goo.gl/maps/YpA89izAiz2h2Abh6

4. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - MỸ KHÊ

- Địa chỉ: Vòng xoay Tịnh Khê (300m phía bắc), TP. Quảng Ngãi

- Google map: https://goo.gl/maps/VGt9vv3GJ6E2H6Zk8

Website: https://tiemchungfvc.vn/ - Fanpage: fb.com/tiemchungquoctefvc - Hotline: 0327808086

Viết bình luận của bạn