Người bị ung thư có nên tiêm vắc xin không?

Người bị ung thư có nên tiêm vắc xin không?

Những người mắc bệnh ung thư thường có hệ miễn dịch bị suy yếu nghiêm trọng, do đó nguy cơ mắc nhiễm trùng sẽ rất cao. Chính vì vậy mà việc tiêm chủng vắc-xin để ngừa một số chủng vi rút là điều vô cùng cần thiết đối với bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, loại vắc-xin nào là phù hợp và an toàn với họ?

1. Người bị ung thư có nên tiêm vắc-xin không?

Thông thường, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến cáo rằng không nên tiêm vắc-xin trong khi đang điều trị ung thư bằng hóa chất hoặc xạ trị, ngoại trừ tiêm phòng bệnh cúm. Điều này chủ yếu là do vắc-xin cần phản ứng của hệ thống miễn dịch để hoạt động hiệu quả, trong khi đó hệ miễn dịch của những người mắc ung thư thường bị suy yếu nghiêm trọng do quá trình điều trị bệnh.

Ở cơ thể con người, hệ thống miễn dịch bao gồm một nhóm các tế bào, mô và cơ quan liên kết với nhau để chống lại sự nhiễm trùng từ các loại vi khuẩn, vi rút có hại. Mặt khác, tình trạng ung thư và những biện pháp được sử dụng trong điều trị ung thư có thể làm hệ miễn dịch của bệnh nhân trở nên yếu đi, khiến chúng không hoạt động tốt như bình thường.

Đối với những người có hệ miễn dịch kém cần phải cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn sử dụng vắc-xin: liệu loại vắc-xin đó có an toàn hay không? Bệnh nhân ung thư nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc chủng ngừa vắc-xin, các yếu tố nguy cơ khi sử dụng vắc-xin, cũng như thời điểm tốt để tiêm vắc-xin.

Trên thực tế, một số loại vắc-xin có thể được sử dụng để giúp hệ thống miễn dịch của bệnh nhân ung thư phản ứng và chống lại các căn bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh tật nói chung.

2. Vắc-xin sống và vắc-xin bất hoạt cho bệnh nhân ung thư

*Đối với những người bị ung thư: nhìn chung, những bệnh nhân ung thư hoặc bất kỳ ai có hệ miễn dịch kém đều không nên chủng ngừa các loại vắc-xin có chứa vi rút sống, vì chúng có thể gây nhiễm trùng và đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Để biết được loại vắc-xin nào là an toàn đối với mình, bạn nên tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ trước khi lựa chọn chủng ngừa các bệnh bằng vắc-xin.

*Đối với gia đình và người chăm sóc bệnh nhân ung thư: nếu bạn sống cùng hoặc dành nhiều thời gian để chăm sóc những người bị ung thư, hệ miễn dịch của bạn cũng sẽ có nguy cơ bị suy giảm. Do đó việc tiêm phòng vắc-xin có thể là một biện pháp hiệu quả giúp bạn ngăn ngừa một số căn bệnh nguy hiểm tới sức khỏe. Hiện nay, hầu hết các loại vắc-xin được sản xuất phù hợp với mọi lứa tuổi, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ. Lúc này, bác sĩ sẽ là người cố vấn tin cậy cho bạn để xác định vắc-xin nào là an toàn cho bạn.

3. Tiêm vắc-xin ngừa cúm cho bệnh nhân ung thư

Hầu hết mọi người đều được khuyến cáo nên tiêm chủng vắc-xin ngừa cúm vào mỗi năm để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm virus cúm. Đối với những bệnh nhân bị ung thư có hệ miễn dịch suy yếu nghiêm trọng thì việc phòng ngừa bệnh cúm là điều vô cùng thiết yếu, vì virus cúm có thể tấn công, tàn phá hệ miễn dịch và đe dọa tới tính mạng của người bệnh.

Bệnh nhân ung thư nên tiêm phòng vắc-xin cúm bất hoạt (vắc-xin có virus cúm đã chết/không hoạt động) định kỳ hàng năm. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng virus cúm có thể thay đổi liên tục vào mỗi năm, do đó các loại vắc-xin chủng ngừa cũng sẽ khác nhau một chút để đạt được hiệu quả phòng bệnh cao nhất. Ngoài ra, thời điểm tốt để tiêm phòng vắc-xin ngừa cúm sẽ phụ thuộc vào loại ung thư và phương pháp điều trị của từng bệnh nhân.

Bên cạnh đó, một số loại vắc-xin cúm dạng xịt mũi có chứa phiên bản virus sống đã bị suy yếu. Do đó, những người bị ung thư không nên chủng ngừa cúm thông qua loại vắc-xin này. Đối với các thành viên trong gia đình của bệnh nhân ung thư có thể sử dụng loại vắc-xin cúm dạng xịt mũi một cách an toàn, trừ khi bệnh nhân có hệ miễn dịch bị suy yếu nghiêm trọng hoặc đang được chăm sóc đặc biệt. Chẳng hạn như, bạn không nên chủng ngừa vắc-xin cúm dạng xịt mũi nếu có một thành viên trong gia đình gần đây được cấy ghép tế bào gốc hoặc tủy xương.

Ngoài ra, những người sống cùng hoặc chăm sóc người có nguy cơ cao mắc các vấn đề liên quan đến bệnh cúm cũng được khuyến cáo nên tiêm vắc-xin ngừa cúm. Nếu bạn đang điều trị ung thư thì các thành viên trong gia đình, người chăm sóc và trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên sinh sống tại nhà nên đi tiêm phòng cúm.

4. Vắc-xin chủng ngừa Pneumococcus (viêm phổi do phế cầu)

Loại vắc-xin này có thể giúp những người có hệ miễn dịch kém chống lại một số căn bệnh nhiễm trùng phổi, máu hoặc não do một số loại vi khuẩn có hại gây ra. Liều lượng sử dụng vắc-xin phế cầu khuẩn sẽ tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bạn.

Trong trường hợp bệnh nhân đang thực hiện cắt bỏ lá lách, loại vắc-xin này có thể được tiêm trước khi phẫu thuật, hoặc đôi khi sau phẫu thuật.

Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc xin đa dạng dành cho các đối tượng khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Tiêm vắc xin tại Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC, khách hàng sẽ được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:

– Trẻ sẽ được khám sàng lọc đầy đủ trước khi tiêm. Phụ huynh sẽ được tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đới với từng loại vắc xin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.

– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm

– 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.

– Phòng tiêm chủng sạch sẽ, có khu chơi cho trẻ em giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

HỆ THỐNG TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC – KHU VỰC QUẢNG NGÃI

1. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - TP QUẢNG NGÃI

- Địa chỉ: 755 Võ Nguyên Giáp, Tịnh Ấn Tây, TP. Quảng Ngãi

https://goo.gl/maps/sMCgjHnkXpmBL4DR8

2. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - BÌNH SƠN

- Địa chỉ: Đối diện UBND Bình Long, Bình Sơn (ngã 3 Trà Bồng, 100m về phía tây)

- Google map: https://goo.gl/maps/wMaidxukcDgx1JN5A

3. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - DUNG QUẤT

- Địa chỉ : Vòng xoay Võ Văn Kiệt, Bình Trị, Bình Sơn

- Google map: https://goo.gl/maps/YpA89izAiz2h2Abh6

4. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - MỸ KHÊ

- Địa chỉ: Vòng xoay Tịnh Khê (300m phía bắc), TP. Quảng Ngãi

- Google map: https://goo.gl/maps/VGt9vv3GJ6E2H6Zk8

Website: https://tiemchungfvc.vn/ - Fanpage: fb.com/tiemchungquoctefvc - Hotline: 0327808086

Viết bình luận của bạn