MỨC ĐỘ VÀNG DA SƠ SINH VÀ CÁCH XỬ TRÍ

MỨC ĐỘ VÀNG DA SƠ SINH VÀ CÁCH XỬ TRÍ

Vàng da ở trẻ sơ sinh thường ở thể nhẹ nhưng cũng có những trường hợp nặng xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý cần được điều trị ngay. Vì thế, nhận biết mức độ vàng da sơ sinh để kịp thời xử trí rất cần thiết đối với sự đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tính mạng của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp nhận diện được những mức độ này.

1. Như thế nào là vàng da sơ sinh?

Vàng da sơ sinh là tình trạng tăng bilirubin trong máu, được biểu hiện thông qua sự thay đổi màu da từ trạng thái bình thường sang sắc vàng ở mắt, ở da. Vấn đề này chủ yếu xảy ra trong 2 tuần đầu đời ở trẻ sơ sinh và thường khiến cho trẻ phải tái nhập viện sau sinh. 

Vàng da sơ sinh được chia thành 2 nhóm:

- Vàng da sinh lý

Trẻ được xem là vàng da sinh lý khi tình trạng vàng da thỏa mãn đủ 5 điều kiệu sau:

+ Xuất hiện trong khoảng 24 giờ đầu sau khi trẻ chào đời.

+ Trẻ chỉ có dấu hiệu vàng da mà không kèm theo các triệu chứng bất thường nào khác như li bì, bỏ bú, co gồng,…

+ Chỉ bị đổi màu da sang sắc vàng ở vùng mặt, cổ, ngực và bụng phía trên rốn.

+ Kết quả xét nghiệm máu cho thấy nồng độ Bilirubin không vượt ngưỡng 12mg% (với trẻ dùng sữa công thức) hoặc không vượt ngưỡng 15 mg% (với trẻ bú sữa mẹ)

+ Tự khỏi sau 1 tuần (với trẻ sinh đủ tháng) và 2 tuần (với trẻ sinh non).

- Vàng da bệnh lý

Đây là trường hợp vàng da là kết quả của bệnh lý tiềm ẩn. Trẻ được xem là vàng da bệnh lý khi:

+ Có dấu hiệu vàng da trong 24 giờ sau sinh.

+ Vàng da đậm, toàn thân, không khỏi sau 1 tuần (với trẻ sinh đủ tháng) hoặc sau 2 tuần (với trẻ sinh non). 

+ Trẻ có dấu hiệu bất thường: co giật, bỏ bú, lừ đừ,...

2. Nguyên nhân gây nên vàng da sơ sinh 

- Vàng da trong 24 giờ đầu: bất đồng nhóm máu, thiếu men G6PD, bệnh lý màng hồng cầu.

- Vàng da trong tuần lễ đầu: vàng da sinh lý, nhiễm trùng, bất thường chuyển hóa bilirubin , bệnh lý chuyển hóa, do tái hấp thu.

- Vang da sau tuần lễ đầu: càng da do sữa mẹ, nhiễm trùng, bất thường chức năng ruột, bất thường chuyển hóa, bệnh xơ nang, suy giáp.

Thông thường, trẻ sẽ được theo dõi vàng da sơ sinh trong vòng 72 giờ sau khi tại bệnh viện. Nếu tình trạng này xuất hiện sau khi trẻ đã về nhà thì cha mẹ nên lưu tâm, theo dõi màu da của bé mỗi ngày để kịp thời đi khám khi cần thiết.

Vàng da sơ sinh đơn thuần do sinh lý không nguy hiểm và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, trẻ bị vàng da bệnh lý thì cần được điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm cho não bộ và tính mạng của trẻ.

3. Các mức độ vàng da sơ sinh và thời điểm cần cho trẻ thăm khám

3.1. Phân loại mức độ vàng da sơ sinh

Mức độ vàng da sơ sinh được phân loại dựa trên nồng độ Bilirubin trong máu. Bilirubin hình thành khi tế bào hồng cầu bị vỡ rồi được đào thải qua các bộ phận như: đường ruột, mật, gan,... Nếu sự đào thải không diễn ra toàn bộ thì Bilirubin sẽ tích tụ dưới niêm mạc và da từ đó dẫn đến vàng da.

Cụ thể, mức độ vàng da sơ sinh được chia thành 5 cấp độ:

- Mức độ 1: chỉ vàng da ở cổ và mặt, hàm lượng Bilirubin trong máu 5 - 7mg%.

- Mức độ 2: vàng da tới ngực và lưng, hàm lượng Bilirubin trong máu 8 - 10mg%.

- Mức độ 3: vàng da vùng bụng dưới rốn đến đầu gối, hàm lượng Bilirubin 11 - 13mg%.

- Mức độ 4: xuất hiện thêm vùng vàng da ở tay và chân dưới gối, hàm lượng Bilirubin 13 - 15mg%.

- Mức độ 5: vàng da đã lan đến lòng bàn tay và lòng bàn chân, hàm lượng Bilirubin trong máu >15mg%.

Trẻ được xem là ở mức độ vàng da sơ sinh nhẹ khi chỉ có vùng vàng da trong phạm vi từ đầu đến phần bụng phía trên rốn. 

3.2. Dấu hiệu trẻ bị vàng da cần thăm khám

Trẻ bị vàng da sơ sinh có các dấu hiệu sau đây cần được thăm khám ngay để có biện pháp điều trị kịp thời, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm:

- Bị vàng da xuất hiện trước 48 giờ sau sinh.

- Vàng da khắp toàn bộ cơ thể, bao gồm cả lòng bàn chân và lòng bàn tay.

- Thời gian bị vàng da >2 tuần (nếu sinh non) hoặc >1 tuần (nếu sinh đủ tháng).

- Sốt, bú ít, phân màu bạc, co giật,...

Vàng da ở trẻ sơ sinh tương đối dễ nhận biết khi cha mẹ quan sát màu da của con dưới ánh sáng. Để chắc chắn hơn, cha mẹ có thể dùng đầu ngón tay của mình ấn nhẹ lên da trẻ vài giây rồi thả tay ra, nếu vùng da này bị vàng rõ rệt thì đó là vàng da sơ sinh.

4. Phương pháp phòng ngừa và điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh

4.1. Phòng ngừa

Để phòng tránh tình trạng vàng da sơ sinh, mẹ có thể thực hiện một số biện pháp như:

- Khám thai đầy đủ và chăm sóc tốt sức khỏe trong giai đoạn thai kỳ. Điều này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ sinh non, trẻ chào đời nhẹ cân hoặc cân nặng vượt mức, phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm trùng từ mẹ cho con.

- Cho trẻ bú sữa non ngay từ khi chào đời và đảm bảo trẻ được giữ ấm tốt để không bị đi phân su sớm, không bị hạ đường huyết hoặc thân nhiệt sau sinh.

- Đảm bảo đủ ánh sáng trong phòng của trẻ.

4.2. Điều trị

Thông thường, trẻ bị vàng da sơ sinh sẽ được điều trị theo hướng:

- Chiếu đèn

Đây là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh khá đơn giản và an toàn với trẻ. Quá trình điều trị sử dụng năng lượng ánh sáng xuyên qua da để Bilirubin tự do trong máu được chuyển hóa thành chất khác không độc sau đó tự động đào thải ra ngoài qua nước tiểu và phân.

Để chiếu đèn trị vàng da, trẻ cần được che kín toàn bộ mắt, bộ phận sinh dục, cởi bỏ quần áo và xoay trở sao cho phần diện tích da bị vàng được tiếp xúc nhiều nhất với ánh sáng.

- Thay máu

Phương pháp này áp dụng với trẻ có mức độ vàng da sơ sinh nặng, đã điều trị chiếu đèn nhưng thất bại hoặc trẻ bị mắc triệu chứng thần kinh.

Điều trị vàng da sơ sinh sẽ được bác sĩ cân nhắc dựa trên nguyên nhân và mức độ vàng da ở trẻ. Trường hợp trẻ bị giãn hoặc teo đường mật bẩm sinh, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật.

Không ít bậc phụ huynh cho rằng cho trẻ phơi nắng vào sáng sớm có thể điều trị vàng da bệnh lý nhưng thực tế điều này không đem lại hiệu quả. Ánh nắng sớm tương đối yếu và thời gian trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời không đủ dài để có thể loại bỏ vàng da. Những trường hợp vàng da bệnh lý cần được thăm khám, tìm ra nguyên nhân để có biện pháp can thiệp phù hợp.

 Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc xin đa dạng dành cho các đối tượng khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Tiêm vắc xin tại Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC, khách hàng sẽ được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:

– Trẻ sẽ được khám sàng lọc đầy đủ trước khi tiêm. Phụ huynh sẽ được tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đới với từng loại vắc xin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.

– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm

– 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.

– Phòng tiêm chủng sạch sẽ, có khu chơi cho trẻ em giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

🏠 HỆ THỐNG TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC
❇️FVC - TP. QUẢNG NGÃI
Số 755, Võ Nguyên Giáp, TP. Quảng Ngãi.
❇️FVC - BÌNH SƠN 
Đối diện UBND Bình Long, Bình Sơn (ngã 3 Trà Bồng, 100m về phía tây)
❇️FVC - DUNG QUẤT
Vòng xoay Võ Văn Kiệt, Bình Trị, Bình Sơn
❇️FVC - MỸ KHÊ
Vòng xoay Tịnh Khê (300m phía bắc), TP. Quảng Ngãi)
❇️FVC - NÚI THÀNH
Số 417, Phạm Văn Đồng, TT.Núi Thành
☎️Hotline: 0327808086 🌍 tiemchungfvc.vn

Viết bình luận của bạn