Giải đáp thắc mắc mẹ bị Covid có cho con bú được không?
Sữa mẹ là thức ăn nhiều dinh dưỡng và là nguồn kháng thể quý giá cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu chẳng may mẹ bị nhiễm Covid thì phải làm sao? Mẹ bị Covid có cho con bú được không?
Thông tin nghiên cứu về việc mẹ bị đang cho con bú bị nhiễm Covid-19
Trước khi trả lời câu hỏi mẹ bị Covid cho con bú được không, các mẹ cần tham khảo những thông tin liên quan đến vấn đề này.
- Theo nghiên cứu từ viện Nông hoá và công nghệ thực phẩm Tây Ban Nha và Bệnh viện Đại học Valencia cho thấy, Không thấy có dấu hiệu nào của việc SARS-CoV-2 trong mẫu sữa của bà mẹ đang nhiễm Covid. Ngược lại, những mẫu sữa này đều có chứa kháng thể chống lại Covia với các nồng độ khác nhau.
- Các chuyên gia của Trung Quốc và Mỹ đã tiến hành việc nghiên cứu mẫu sữa của 100 bà mẹ đang cho con bú, trong đó có hơn 350 phụ nữ đã từng mắc Covid. Kết quả đã phát hiện có kháng thể SARS – CoV -2 có trong sữa mẹ cho con bú bị nhiễm Covid. Các mẫu sữa này đã được thu thập trong vòng 14 đến 30 ngày.
- Một nghiên cứu được tiến hành trên 46 bà mẹ đang cho con bú bị nhiễm Covid. Trong đó, có 43 mẫu sữa âm tính, chỉ có 3 mấu còn lại là dương tính với Covid nhưng không phải là virus còn sống.
Mẹ bị Covid có cho cho con bú không?
Chắc chắn nhiều bà mẹ sẽ thắc mắc mẹ bi fo có cho con bị được không? Hiện tại vẫn chưa có đủ dữ liệu để kết luận Covid 18 có sự lây truyền thống qua sữa mẹ. Theo thống kê, trẻ sơ sinh có nguy cơ bị nhiễm Covid-19 thấp, nếu có bị nhiễm thường cũng chỉ là triệu chứng rất nhẹ hoặc không có triệu chứng. Trong khi đó, việc không cho trẻ bú sữa mẹ hoặc tách mẹ ngay sau khi chào đời sẽ có thể ảnh hưởng không tốt đến trẻ.
Nếu bạn vẫn còn phân vân việc mẹ fo có cho con bú được không, mẹ hãy xem thêm quan điểm sau đây của bác sĩ Nhi khoa.
- Thứ nhất, khi mẹ cho con bú bị Covid thì có nhiều khả năng mẹ đã bị nhiễm trước đó và đã lây cho con từ lúc đang ủ bệnh. Việc trẻ có dương tính với virus hay không tùy thuộc vào hệ miễn dịch của trẻ.
- Thứ hai, sữa mẹ có vai trò rất quan trọng cung cấp một nguồn kháng thể cho trẻ hạn chế sự lây nhiễm. Việc không trẻ trẻ bú mẹ trong 6 tháng đầu tiên sẽ rất thiệt thòi.
Nhìn chung, thông qua các nghiên cứu đều ghi nhận lợi ích của sữa mẹ vấn lớn hơn nguy cơ lây Covid sang con. Vì vậy, mẹ cho con bú bị Covid hoàn toàn có thể cho bé bú.
Nguyên tắc cần nắm được khi mẹ cho con bú bị Covid
Để giải thích rõ hơn về việc mẹ bị Covid có cho con bú được không bạn cần tìm hiểu về những nguyên tắc phòng tránh lây lan Covid cho trẻ khi tiếp xúc gần. Những biện pháp đó là:
- Mẹ đang cho con bú bị Covid cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với con nhất là khi cho bé bú.
- Mẹ tuyệt đối không nên tái sử dụng khẩu trang y tế. Trong quá trình sử dụng không nên chạm tay vào mặt trước của khẩu trang.
- Khi thấy khẩu trang bị ẩm, mẹ cần bỏ ngay vào thùng rác và thay khẩu trang mới.
- Mẹ nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc những dung dịch sát khuẩn trước khi tiếp xúc với trẻ.
- Nếu mẹ đàn bị nhiễm Covid ở thể nhẹ, có thể bố trí trẻ nằm cách mẹ 2m và có người hỗ trợ mẹ cho bé bú trực tiếp. Nếu mẹ đang cho con bú bị Covid ở thể nặng, mẹ có thể vắt sữa và cho bé bú. Mẹ nên tuân thủ theo giờ giấc vắt sữa, vắt đúng cữ, duy trì thường xuyên và không nên ngắt quãng để đảm bảo nguồn sữa mẹ luôn dồi dào.
- Luôn chú ý làm sạch và khử trùng bề mặt của các vật dụng mà mẹ đã chạm tay vào.
Mẹ cho con bú bị Covid uống thuốc gì?
Mẹ cho con bú bị Covid uống thuốc gì để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé? Theo hướng dẫn chăm sóc và quản lý tại nhà, bà mẹ đang cho con bú bị nhiễm Covid không nên tự ý dùng thuốc, kháng sinh, kháng viêm,... khi chưa được kê đơn hay chỉ định.
- Với thuốc hạ sốt, bệnh nhân chỉ sử dụng khi đo thân nhiệt trên 38.5 độ C hoặc đau đầu nhiều và chỉ nên dùng thuốc hạ sốt có chứa Paracetamol đơn thuần và liều lượng theo hướng dẫn từ bác sĩ.
- Với bệnh nhân xuất hiện triệu chứng ho có thể sử dụng các phương pháp dân gian như chanh, mật ong, súc miệng bằng dung dịch Natriclorua 0,9%. Mẹ đang cho con bú bị Covid có thể sử dụng những loại thuốc ho có chứa nhiều hoạt chất như Dextromethorphan, Guaifenesin.. hoặc thuốc trị ho có nguồn gốc từ thảo dược. Người bệnh không nên sử dụng những loại thuốc chống chỉ định với phụ nữ có thai hay người cho con bú.
- Nếu mẹ bị ngạt mũi hay chảy nước mũi hãy sử dụng xịt để rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch Natri Clorua 0,9%.
- Khi mẹ bị Covid bị tiêu chảy: Mẹ có thể bổ sung Oresol và kẽm.
Chế độ ăn uống cho mẹ cho con bú bị nhiễm Covid-19
Mẹ bị Covid có cho con bú được không? Mẹ bị Covid được khuyến khích việc tiếp tục cho con bú mẹ. Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn sữa cho trẻ, mẹ cần chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp mẹ tăng được hệ miễn dịch để có thể chiến đấu với virus và cung cấp dương chất cho trẻ thông qua nguồn sữa mẹ,
- Mẹ cần bổ sung các chất giúp tăng cường sức đề kháng như kẽm, selen, vitamin C, D. Những nhóm chất này có thể tìm thấy trong các thành phần như cá, tôm, sò, sữa, trứng, thịt động vật,..
- Mẹ nên chọn những món ăn giàu omega 3 như cá hồi, đậu phụ, súp lơ, rau chân vịt và các loại hạt. Omega 3 giúp mẹ có một cơ thể thật khỏe mạnh, tạo nên nguồn sữa dồi dào và dinh dưỡng cho con và còn phòng tránh được các bệnh viêm nhiễm.
- Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh là không thể được rau củ và trái cây. Bởi trong những loại thực phẩm này có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất sẽ hấp thụ vào cơ thể mẹ và truyền qua con thông qua nguồn sữa mẹ.
- Để ăn ngon miệng và dễ ăn hơn, mẹ đang bị Covid cho con bú nên chia thực đơn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Trong trường hợp mệt mỏi và chán ăn, mẹ có thể uống sữa nhiều hơn bình thường để cung cấp được nguồn dưỡng chất cần thiết.
Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc xin đa dạng dành cho các đối tượng khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.
Tiêm vắc xin tại Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC, khách hàng sẽ được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:
– Trẻ sẽ được khám sàng lọc đầy đủ trước khi tiêm. Phụ huynh sẽ được tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đới với từng loại vắc xin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.
– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm
– 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
– Phòng tiêm chủng sạch sẽ, có khu chơi cho trẻ em giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
HỆ THỐNG TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC – KHU VỰC QUẢNG NGÃI
1. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - TP QUẢNG NGÃI
- Địa chỉ: 755 Võ Nguyên Giáp, Tịnh Ấn Tây, TP. Quảng Ngãi
https://goo.gl/maps/sMCgjHnkXpmBL4DR8
2. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - BÌNH SƠN
- Địa chỉ: Ngã 3 trà bồng (100m phí tây), Châu Ổ, Bình Sơn
- Google map: https://goo.gl/maps/wMaidxukcDgx1JN5A
3. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - DUNG QUẤT
- Địa chỉ : Vòng xoay Võ Văn Kiệt, Bình Trị, Bình Sơn
- Google map: https://goo.gl/maps/YpA89izAiz2h2Abh6
4. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - MỸ KHÊ
- Địa chỉ: Vòng xoay Tịnh Khê (300m phía bắc), TP. Quảng Ngãi
- Google map: https://goo.gl/maps/VGt9vv3GJ6E2H6Zk8
Website: https://tiemchungfvc.vn/ - Fanpage: fb.com/tiemchungquoctefvc - Hotline: 0327808086