Gánh nặng các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra là rất lớn

Cứ 10 trẻ bị viêm màng não do phế cầu thì 5 trẻ tử vong
GS.TS.BS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, phế cầu khuẩn là một tác nhân có khả năng gây ra những bệnh nặng như viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và đặc biệt là viêm màng não. Ở các nước thu nhập thấp và trung bình, cứ 10 trẻ bị viêm màng não do phế cầu thì có thể có tới 5 trẻ tử vong.
Trong số đó các thông tin về gánh nặng bệnh tật ở trẻ dưới một tuổi, cũng như những lựa chọn mới giúp nâng cao miễn dịch và mở rộng các tuýp huyết thanh trong phòng bệnh do phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) được quan tâm nhiều nhất.
Những trẻ vượt qua được thì nhiều em vẫn phải chịu những di chứng nghiêm trọng suốt đời như mất thính lực, chậm phát triển trí tuệ hoặc rối loạn vận động. Đáng nói là gần 2/3 số trường hợp viêm màng não do phế cầu xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi, 2/3 trong số đó xảy ra trong 6 tháng đầu đời – nhóm tuổi dễ bị tổn thương nhất do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Vì vậy, bảo vệ sớm cho trẻ nhỏ và rất nhỏ khỏi phế cầu khuẩn không chỉ là bảo vệ cho trẻ mà còn hạn chế lây lan, góp phần bảo vệ cộng đồng và người lớn tuổi.
Cùng quan điểm trên, PGS.TS.BS Nguyễn Vũ Trung, Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh cũng nhận định: "Mặc dù thế giới đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc giảm tỉ lệ tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp dưới (LRTIs) và phế cầu khuẩn, nhưng gánh nặng vẫn còn cao. Nguy cơ mắc bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn (IPD) ở trẻ em trong năm đầu đời rất cao, chiếm hơn 50% các ca bệnh IPD trong độ tuổi dưới 5 tuổi, ở người lớn tăng lên theo tuổi và khi hiện diện một số bệnh đồng mắc. Sự hiện diện của nhiều bệnh lý mạn tính có thể làm tăng thêm nguy cơ này".
Tại hội nghị các chuyên gia cũng cung cấp thông tin về nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ em dưới một tuổi là đối tượng có tỷ lệ mắc và tử vong nhiều nhất bởi các bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh do phế cầu khuẩn xâm lấn (IPD) nói riêng. Số liệu tại Việt Nam cũng chỉ ra, trẻ dưới một tuổi có số ca mắc IPD chiếm 65% và viêm màng não do phế cầu khuẩn chiếm 61% các trường hợp xảy ra ở độ tuổi dưới 5 tuổi.
Theo ThS.BSCKII Hoàng Thị Lan Hương, phế cầu khuẩn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh và được chia làm 2 loại xâm nhập và không xâm nhập. Các bệnh phế cầu không xâm nhập bao gồm viêm tai giữa cấp và viêm xoang.
Các bệnh do phế cầu khuẩn xâm nhập gồm viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết. Trong đó, viêm phổi có thể viêm phổi nhiễm khuẩn huyết chiếm 25% và viêm phổi không nhiễm khuẩn huyết chiếm 75%.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO)m ước tính mỗi năm trên thế giới có 1,6 triệu người chết do bệnh phế cầu khuẩn, trong đó có đến 600.000-800.000 người lớn chủ yếu do viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Hơn 90% số ca tử vong này xảy ra ở các nước đang phát triển.
Nhưng ngay cả ở các quốc gia phát triển, bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn cũng gây tỉ lệ tử vong cao – trung bình 10-20% ở người lớn bị viêm phổi do phế cầu khuẩn, và tỉ lệ này còn cao hơn nhiều ở những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh.
ThS.BSCKII Hoàng Thị Lan Hương cho biết, phòng ngừa nhiễm phế cầu đặc biệt quan trọng đối với nhóm bệnh nhân có bệnh lý mạn tính. Hiện có 2 loại vaccine chính là PCV13 được khuyến cáo cho trẻ nhỏ, người lớn trên 65 tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu và vaccine PPSV23 dành cho người lớn và bệnh nhân mạn tính trên 2 tuổi, đặc biệt nhóm có nguy cơ cao.
Ngoài ra, bệnh nhân nên được tư vấn về lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục đều đặn và tránh các yếu tố nguy cơ như thuốc lá và rượu bia. Sử dụng các biện pháp vệ sinh cá nhân, như rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang trong mùa cúm, có thể giúp ngăn ngừa lây nhiễm.
Bệnh nhân cần điều trị tốt các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, COPD, suy tim giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng do phế cầu. Việc phối hợp giữa tiêm chủng, kiểm soát tốt bệnh lý nền và tăng cường hệ miễn dịch sẽ giúp giảm thiểu tối đa tác động của nhiễm phế cầu lên bệnh nhân mạn tính, góp phần giảm thiểu gánh nặng bệnh tật và tỷ lệ tử vong.
"Bệnh phế cầu trong đó có viêm phổi là gánh nặng sức khỏe cộng đồng cho người trưởng thành có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch. Tiêm vaccine phế cầu được chứng minh làm giảm tỷ lệ mắc ở người trưởng thành có nguy cơ và giảm tỷ lệ người lành mang trùng. Các hướng dẫn điều trị hiện nay khuyến cáo tiêm ngừa phế cầu cho người >65 tuổi, trẻ <3 tuổi, người mắc bệnh nền...", ThS.BSCKII Hoàng Thị Lan Hương chia sẻ.
Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc xin đa dạng dành cho các đối tượng khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai. Tiêm vắc xin tại Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC, khách hàng sẽ được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:
– Trẻ sẽ được khám sàng lọc đầy đủ trước khi tiêm. Phụ huynh sẽ được tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đới với từng loại vắc xin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.
– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm
– 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
– Phòng tiêm chủng sạch sẽ, có khu chơi cho trẻ em giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
🏠 HỆ THỐNG TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC
❇️FVC - TP. QUẢNG NGÃI
Số 755, Võ Nguyên Giáp, TP. Quảng Ngãi.
❇️FVC - TAM KỲ
Số 64, Tôn Đức Thắng, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam.
❇️FVC - BÌNH SƠN
Đối diện UBND Bình Long, Bình Sơn (ngã 3 Trà Bồng, 100m về phía tây)
❇️FVC - DUNG QUẤT
Vòng xoay Võ Văn Kiệt, Bình Trị, Bình Sơn
❇️FVC - MỸ KHÊ
Vòng xoay Tịnh Khê (300m phía bắc), TP. Quảng Ngãi)
❇️FVC - NÚI THÀNH
Số 417, Phạm Văn Đồng, TT. Núi Thành, Quảng Nam.
❇️FVC - BÌNH CHÁNH
Ngã 6, Bình Chánh, Bình Sơn, Quảng Ngãi.
☎️Hotline: 0327808086 🌍 tiemchungfvc.vn
Hình ảnh được chụp tại FVC sau khi đã được khách hàng đồng ý!