Đề phòng sặc sữa ở trẻ sơ sinh

Đề phòng sặc sữa ở trẻ sơ sinh

Sặc sữa là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa, nếu mẹ không biết cách xử lý, sữa có thể lọt vào đường thở, khiến trẻ ngừng thở, co giật, tím tái người, trẻ không được sơ cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, các cha mẹ cần biết cách phòng tránh sặc sữa cho bé.

1. Tại sao trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa?

Sặc sữa là một tai nạn rất thường gặp trong Nhi khoa, ngay cả ở những nước tiên tiến. Các tài liệu Anh, Pháp, Mỹ đã ghi nhận nhiều trường hợp trẻ dưới 12 tháng tuổi được phát hiện tử vong trong nôi hay trên giường sau khi bú sữa hoặc sau bữa ăn, tập trung nhiều vào những ngày quá nóng hoặc quá lạnh.

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng sặc sữa ở trẻ như sau:

  • Do mẹ cho trẻ bú không đúng tư thế, ép trẻ bú khi trẻ đang khóc, ho, cười. Tư thế đúng là nên bế trẻ cao đầu, tư thế thoải mái. Trong trường hợp mẹ cho bé nằm bú trong tình trạng gập cổ hoặc ngửa cổ quá sẽ khiến trẻ rất dễ bị sặc. Cha mẹ cũng cần lưu ý, nếu trẻ đang khóc, bạn đừng quá sốt ruột mà nhanh chóng ấn ngay núm vú vào miệng trẻ, hành động này sẽ khiến trẻ bị sặc sữa ngay.
  • Do núm vú cao su bị đục lỗ thông quá lớn, sữa chảy nhanh làm trẻ nuốt không kịp.
  • Một số bà mẹ cho trẻ bú trong tình trạng trẻ đang mơ màng, nghĩa là đang bú nhưng cơ thể trẻ đã bắt đầu chuyển dần sang trạng thái ngủ. Lúc này, sữa mẹ vẫn chảy nhưng trẻ không nuốt mà chỉ ngậm trong miệng. Khi thở nhanh, trẻ có thể hít sữa đưa lên mũi vào khí quản, phế quản và gây ra sặc.
  • Do sữa mẹ quá nhiều, sữa trào ra với dòng chảy lớn khiến trẻ không kịp nuốt.
  • Trẻ đói nên bú sữa vội vàng, rồi có thể ho hay cười bất chợt khiến trẻ bị sặc.
  • Trẻ 3-4 tháng tuổi đã bắt đầu biết hóng chuyện, chú ý đến mọi người xung quanh. Nếu lúc trẻ bú, mẹ vừa nói chuyện, vừa vui đùa với trẻ, có thể khiến trẻ dễ bị sặc sữa.
  • Trong trường hợp cho trẻ bú bình nhưng núm vú để xa, miệng trẻ ngậm không kín, bình sữa dốc không đủ cao. Hậu quả là trẻ nuốt nhiều hơi khi bú, dẫn đến chướng bụng, nôn sau khi bú.
  • Ép bé bú quá nhiều, dẫn đến trớ sữa. Có khi cha mẹ bóp mũi cho trẻ há miệng ra để đổ sữa, bột vào làm trẻ sặc.
  • Đặt trẻ nằm ngay sau lúc bú.
  • Không theo dõi trẻ thường xuyên sau bú (có nhiều trường hợp trẻ bị tử vong do sặc sữa mà cha mẹ vẫn không hay biết).

Sặc sữa xuất hiện thường xuyên và chủ yếu là ở các bé sơ sinh, do dạ dày các bé còn nằm ngang, góc giữa dạ dày và thực quản là góc tù chưa tạo thành goc snhonj để đóng vai trò ngăn ngừa dòng trào ngược khi dạ dày căng to. Khi bị sặc, sữa sẽ trào lên nhiều gây kích ứng mũi đồng thời mũi sẽ bị đau nhức khiến trẻ khó chịu và quấy khóc.Khi trẻ bị sặc, sữa đi vào đường hô hấp, gây ngạt thở, dẫn đến tử vong hoặc để lại các di chứng nguy hiểm như tổn thương não (xuất huyết, chết não...), ngừng tim, viêm phổi (do khi hít phải thức ăn, vì trùng đường ruột được đưa lên phổi)...

2. Cách xử trí sặc sữa ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa, ngay lúc phát hiện thấy tình trạng của con, các cha mẹ cần xử trí sặc sữa cho trẻ theo hướng dẫn dưới đây:

Dùng miệng làm thông đường thở:

  • Mẹ nhanh chóng dùng miệng hút mạnh để hút hết sữa trong mũi, miệng trẻ ra ngoài càng nhanh càng tốt. Hút miệng trước, hút mũi sau.
  • Nếu chậm trễ, sữa lọt vào khí quản gây tắc nghẽn đường hô hấp, khiến trẻ ngừng thở.

Vỗ lưng, ấn ngực:

  • Một tay đỡ ngực trẻ, lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh 5 cái vào lưng trẻ, vị trí chính giữa hai xương bả vai (vỗ với một lực vừa đủ, không vỗ quá mạnh lên cơ thể trẻ) nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để giúp sữa được trào hết ra ngoài.
  • Nếu thấy trẻ vẫn khó thở, tím tái, cha mẹ hãy trẻ nằm ngửa trên giường, bàn, sàn nhà,... dùng ngón trỏ và ngón giữa đột ngột ấn một lực vừa phải xuống nửa dưới của xương ức trẻ, lặp lại 5-10 lần cho đến khi trẻ có thể thở bình thường, hết sặc sữa.
  • Đối với trẻ có biểu hiện ngưng thở, có thể kết hợp đồng thời 2 biện pháp trên và thổi ngạt để trẻ thở lại được.

Sau khi sơ cứu xong, hãy vỗ mông hay đùi của trẻ để kích thích trẻ tỉnh lại, để bé khóc và thở được, sau đó mới khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được điều trị, tuyệt đối không đưa trẻ đi khi trẻ chưa thở được, vì não thiếu oxy trong vài phút sẽ không thể hồi phục.

3. Đề phòng sặc sữa cho trẻ

  • Cho bú ở tư thế cao đầu, hoặc đặt trẻ vào loại ghế nửa nằm nửa ngồi. Tránh để trẻ nằm thẳng đầu. Nếu trẻ bị ngạt mũi, phải lấy đờm trong mũi, miệng ra trước khi cho bú.
  • Dốc cao bình sữa để tránh ứ khí trong bình.
  • Đối với trẻ bị viêm đường hô hấp trên, phải cho bú từ từ (không đục lỗ quá to ở núm vú cao su), nếu trẻ nuốt sữa không kịp thì phải cho ngừng ngay.
  • Sau khi cho bú, phải bế trẻ đứng tối thiểu 15 phút và vỗ nhẹ lưng cho ợ hơi.
  • Không để trẻ nằm sấp hoặc mặt quay vào tường. Cha mẹ thường xuyên theo dõi giấc ngủ của trẻ.
  • Không cho trẻ nằm trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh để tránh rối loạn nhịp thở.
  • Nếu trẻ bị bệnh tim hoặc viêm phổi quá nặng, cần hỏi kỹ bác sĩ về việc cho bú.
  • Hạn chế cho bé vừa bú vừa ngủ. Hãy để con ngủ đủ giấc, khi nào con thức dậy mới cho con bú sữa.
  • Khi cho con bú mẹ không nên cười đùa với trẻ, điều này sẽ khiến bé cười dẫn tới sặc sữa.

Với những kiến thức trên, chắc hẳn các cha mẹ đã nắm được nhiều kiến thức về hiện tượng sặc sữa ở trẻ sơ sinh đồng thời ghi nhớ những các phòng tránh trẻ sơ sinh bị sặc sữa, giúp các mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc cho bé yêu của mình.

Để tránh tình trạng sặc sữa hoặc nôn trớ xảy ra ở trẻ nhỏ, cha mẹ nên bổ sung kẽm hợp lý cho con, cùng các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... Các chất dinh dưỡng này sẽ giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc xin đa dạng dành cho các đối tượng khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Tiêm vắc xin tại Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC, khách hàng sẽ được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:

– Trẻ sẽ được khám sàng lọc đầy đủ trước khi tiêm. Phụ huynh sẽ được tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đới với từng loại vắc xin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.

– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm

– 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.

– Phòng tiêm chủng sạch sẽ, có khu chơi cho trẻ em giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

🏠 HỆ THỐNG TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC
❇️FVC - TP. QUẢNG NGÃI
Số 755, Võ Nguyên Giáp, TP. Quảng Ngãi.
❇️FVC - BÌNH SƠN 
Đối diện UBND Bình Long, Bình Sơn (ngã 3 Trà Bồng, 100m về phía tây)
❇️FVC - DUNG QUẤT
Vòng xoay Võ Văn Kiệt, Bình Trị, Bình Sơn
❇️FVC - MỸ KHÊ
Vòng xoay Tịnh Khê (300m phía bắc), TP. Quảng Ngãi)
❇️FVC - NÚI THÀNH
Số 417, Phạm Văn Đồng, TT.Núi Thành
☎️Hotline: 0327808086 🌍 tiemchungfvc.vn

 

Viết bình luận của bạn