Danh sách các loại vắc xin cần/không cần cho bà bầu

Danh sách các loại vắc xin cần/không cần cho bà bầu

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế thì việc tiêm vắc-xin khi mang thai và trước khi mang thai là vô cùng cần thiết đối với phụ nữ. Việc tiêm chủng đầy đủ giúp bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.

1. Những loại vắc-xin CẦN và AN TOÀN tiêm phòng khi mang thai

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ được các bác sĩ thăm khám và chỉ định tiêm những loại vắc-xin phù hợp để gia tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể người mẹ cũng như bảo vệ toàn diện cho sức khỏe của thai nhi:

  • Vắc-xin cúm: Cúm là một trong những bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Nếu không may trong quá trình mang thai người mẹ nhiễm cúm thì có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của thai nhi. Việc tiêm vắc-xin cúm vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ đều an toàn (hoặc có thể tiêm trước khi mang thai).
  • Vắc-xin Uốn ván - Bạch hầu - Ho gà (Tdap, Td): Phụ nữ mang thai đều cần tiêm một liều vắc-xin ho gà Tdap trong mỗi lần mang thai, nên tiêm vào giai đoạn đầu của ba tháng cuối của thai kỳ. Việc tiêm vắc-xin Tdap là an toàn cho thai phụ và sẽ giúp bảo vệ thai nhi khỏi bệnh ho gà trong vài tháng đầu tiên sau khi sinh ra. Đây cũng là thời điểm trẻ dễ bị mắc bệnh nhất. Sau khi chủng ngừa Tdap, tiêm phòng uốn ván bà bầu cũng rất cần thiết, một liều vắc-xin Uốn ván - Bạch hầu (Td) tăng cường 10 năm một lần có thể được chỉ định đi kèm.

2. Những loại vắc-xin CÓ THỂ tiêm phòng khi mang thai

Ngoài những mũi tiêm cần thiết, để bảo vệ sức khoẻ cho mẹ và bé một cách toàn diện, phụ nữ mang thai cũng có thể tiêm thêm một số loại vắc-xin tiêm phòng bà bầu theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên những loại vắc-xin này còn được cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố bao gồm xác định mức độ nguy cơ nhiễm bệnh và nhu cầu tiêm. Do vậy thai phụ nên trao đổi và hỏi ý kiến bác sĩ kỹ để có lời khuyên tốt về những loại vắc-xin sau...

  • Vắc-xin viêm gan A: Có thể mẹ bầu sẽ cần tiêm vắc-xin này nếu chẩn đoán thấy yếu tố nguy cơ lây nhiễm đối với bệnh viêm gan A. Ví dụ, mắc bệnh gan mạn tính hoặc sống với người mắc viêm gan A. Vắc-xin viêm gan A thường được tiêm theo phác đồ 2 liều, cách nhau 6-12 tháng. Đây là loại vắc-xin an toàn có thể tiêm vào bất cứ thời điểm nào trong thời gian mang thai.
  • Vắc-xin viêm gan B: Có thể mẹ bầu sẽ cần tiêm vắc-xin này nếu chẩn đoán thấy yếu tố nguy cơ lây nhiễm đối với bệnh viêm gan B. Vắc-xin viêm gan B thường bao gồm 3 liều tiêm và đều được đánh giá sử dụng an toàn cho phụ nữ mang thai.
  • Vắc-xin phế cầu khuẩn: Nếu thai phụ đang mắc một loại bệnh mạn tính nào đó, ví dụ như bệnh thận hoặc tiểu đường (không phải là tiểu đường do mang thai), bác sĩ có thể đề nghị tiêm vắc-xin phòng phế cầu khuẩn để bảo vệ thai phụ.
  • Vắc-xin viêm màng não mủ HiB (Haemophilus influenzae tuýp B): Đối với một số trường hợp, nếu thai phụ có lách không hoạt động hoặc mất chức năng thì cần thực hiện chủng ngừa HiB. Đây là loại vắc-xin an toàn có thể tiêm vào bất cứ thời điểm nào trong thời gian mang thai.
  • Vắc-xin phòng viêm màng não mô cầu Meningococcal được khuyến khích tiêm cho những người có nguy cơ cao như: sống tập thể trong quân đội, ký túc xá, trường nội trú...và trước đây chưa từng được chủng ngừa hoặc đã được chủng ngừa trước 16 tuổi. Thai phụ có thể cần vắc-xin Meningococcal nếu có một trong một vài tình trạng bệnh lý như lách không hoạt động. Đây là loại vắc-xin an toàn có thể tiêm vào bất cứ thời điểm nào trong thời gian mang thai.

3. Những loại vắc-xin KHÔNG dùng tiêm phòng khi mang thai

Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng cần được kiểm tra và theo dõi sát sao khi sử dụng bất cứ loại thuốc hay tiêm vắc-xin nào. Dưới đây là một số loại vắc-xin tuyệt đối không nên dùng để tiêm phòng khi mang thai nên lưu ý:

  • Vắc-xin HPV: Vắc-xin HPV là một trong những vắc-xin quan trọng được khuyến nghị cho những người từ 26 tuổi trở xuống, vì thế nếu chị em phụ nữ đang ở trong độ tuổi này thì hãy chủng ngừa trước hoặc sau khi mang thai. Không nên tiêm vắc-xin này trong thời gian thai kỳ, nhưng nếu mẹ bầu đã vô tình tiêm cũng không nên quá lo lắng. Những người độ tuổi từ 27 - 45 tuổi vẫn có thể được tiêm ngừa HPV sau khi trao đổi với bác sĩ chuyên khoa. Vắc-xin HPV thường có 3 liều, tiêm phân bổ trong thời gian 6 tháng.
  • Vắc-xin Thủy đậu : Thủy đậu là một bệnh khá nguy hiểm và dễ bị lây nếu người mẹ chưa từng tiêm vắc-xin hoặc trong cơ thể chưa có kháng thể chống thủy đậu. Nếu trong quá trình mang thai không may mắc thủy đậu thì trẻ rất dễ bị dị tật đầu nhỏ, bại não...Vắc-xin thủy đậu không nên được sử dụng để tiêm phòng khi mang thai, nhưng nếu thai phụ đã lỡ tiêm thì đó cũng không phải là vấn đề quá lo lắng. Tuy nhiên nếu được chị em nên chủ động tiêm loại vắc-xin này trước khi mang thai hoặc sau sinh. Vắc-xin thủy đậu được tiêm theo 2 liều, cách nhau 4-8 tuần.
  • Vắc-xin Sởi - Quai bị - Rubella (MMR): Thời điểm tiêm phòng các bệnh này là trước khi mang thai từ 3 - 6 tháng. Việc tiêm phòng sẽ giúp giảm nguy cơ thai bị dị tật hoặc suy dinh dưỡng. Vắc-xin MMR không nên được sử dụng để tiêm phòng khi mang thai, nhưng nếu mẹ bầu đã tiêm thì đó cũng không phải là vấn đề quá lo lắng. Tuy nhiên, để bảo vệ tốt cho cả mẹ và con, nên tiêm phòng MMR trước khi có thai.
  • Vắc-xin Bệnh giời leo (bệnh Zona): Đối tượng từ 50 tuổi trở lên được khuyến cáo nên tiêm 2 liều vắc-xin zona.

4. Những lưu ý khi chuẩn bị mang thai dành cho mẹ bầu

  • Nên tẩy giun sán trước khi mang thai vì trong quá trình thai kỳ bạn sẽ không thể uống thuốc tẩy giun.
  • Nên uống bổ sung các vitamin, sắt, dưỡng chất thiết yếu... từ trước khi mang thai đến khi sinh khoảng một tháng.
  • Nên tiêm các vắc-xin cần thiết trước khi mang bầu tối thiểu 3 tháng
  • Thực hiện các xét nghiệm cần thiết như chỉ số máu, đường huyết, kiểm tra huyết áp, tình trạng bệnh (nếu có).
  • Siêu âm ổ bụng để xem có vấn đề gì về tử cung, buồng trứng, gan... hay không.
  • Chụp chiếu nhũ ảnh để phát hiện kịp thời các vấn đề ở vú.
  • Kiểm tra điện tâm đồ để phát hiện kịp thời các bệnh lý về tim.

Tiêm phòng bà bầu đầy đủ sẽ giúp kích hoạt khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé trong quá trình sinh nở. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp những thai phụ chưa kịp tiêm vắc-xin trước mang thai vẫn sinh con khỏe mạnh. Do vậy nếu bạn là người chưa tiêm vắc-xin nhưng đã có bầu thì cũng không nên quá lo lắng và nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành tiêm phòng những mũi tiêm cần thiết trong thai kỳ.

Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc xin đa dạng dành cho các đối tượng khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Tiêm vắc xin tại Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC, khách hàng sẽ được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:

– Trẻ sẽ được khám sàng lọc đầy đủ trước khi tiêm. Phụ huynh sẽ được tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đới với từng loại vắc xin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.

– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm

– 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.

– Phòng tiêm chủng sạch sẽ, có khu chơi cho trẻ em giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

HỆ THỐNG TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC – KHU VỰC QUẢNG NGÃI

1. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - TP QUẢNG NGÃI

- Địa chỉ: 755 Võ Nguyên Giáp, Tịnh Ấn Tây, TP. Quảng Ngãi

https://goo.gl/maps/sMCgjHnkXpmBL4DR8

2. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - BÌNH SƠN

- Địa chỉ: Ngã 3 trà bồng (100m phí tây), Châu Ổ, Bình Sơn

- Google map: https://goo.gl/maps/wMaidxukcDgx1JN5A

3. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - DUNG QUẤT

- Địa chỉ : Vòng xoay Võ Văn Kiệt, Bình Trị, Bình Sơn

- Google map: https://goo.gl/maps/YpA89izAiz2h2Abh6

4. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - MỸ KHÊ

- Địa chỉ: Vòng xoay Tịnh Khê (300m phía bắc), TP. Quảng Ngãi

- Google map: https://goo.gl/maps/VGt9vv3GJ6E2H6Zk8

Website: https://tiemchungfvc.vn/ - Fanpage: fb.com/tiemchungquoctefvc - Hotline: 0327808086

Viết bình luận của bạn