Cảnh báo gia tăng ca mắc cúm B

Cảnh báo gia tăng ca mắc cúm B

Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) việc tiêm phòng vaccine cúm làm giảm tỷ lệ tử vong do cúm đến 70 – 80% và có hiệu lực bảo vệ lên tới 80% – 90%.Số trẻ mắc cúm B đang gia tăng ở miền Bắc. Đáng lưu ý là năm nay lại xuất hiện nhiều trường hợp cúm biến chứng nặng hơn, thậm chí đã ghi nhận 2 ca tử vong.

Miền Bắc đang trong những ngày giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, số trẻ mắc các bệnh hô hấp tiếp tục tăng, đặc biệt là cúm B. Đây là một trong những chủng cúm mùa phổ biến, đa số bình phục sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, năm nay lại xuất hiện nhiều hơn trường hợp cúm biến chứng nặng, thậm chí đã ghi nhận 2 ca tử vong. Ngay cả trẻ mắc cúm B cũng có biểu hiện nặng hơn mọi năm, lây lan rộng. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trong vài tuần qua, đa số trẻ mắc cúm có kết quả xét nghiệm cúm B. Trong khi trước đó, chủ yếu là mắc cúm A. Cả 2 chủng cúm thường có triệu chứng sốt, mệt, đau rát họng, ho khan, đau đầu, đau mỏi người, có thể bị buồn nôn, tiêu chảy. Điều đáng nói, đợt này, số trẻ mắc cúm B có dấu hiệu nặng hơn hẳn mọi năm và đa phần có cả bội nhiễm.

Đa số trẻ mắc cúm chỉ cần chăm sóc tại nhà và tự khỏi sau 1-2 tuần nhưng ho, mệt mỏi có thể kéo dài hơn. Thông thường cũng có ca diễn biến nặng do có bệnh mạn tính hoặc rối loạn, suy giảm hệ miễn dịch... nhưng năm nay, trong số ca cúm biến chứng nặng, viêm cơ tim, suy đa phủ tạng, đã có vài trường hợp không hề có bệnh lý nền. Riêng tháng qua đã có 7 trường hợp nguy kịch, trong đó, 4 cháu phải lọc máu, 3 cháu chạy ECMO. Vì vậy, khi chăm sóc trẻ tại nhà, các gia đình cần nhận biết dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đi khám ngay.

Cùng với việc nhận biết dấu hiệu nặng, bác sĩ nhấn mạnh, cha mẹ không cần gọi xét nghiệm cúm B cũng như các xét nghiệm khác cho con tại nhà vì tốn kém mà không tác dụng gì. Đặc biệt, thuốc kháng sinh, kháng virus phải dùng theo chỉ định của bác sĩ chứ không tự ý sử dụng vì có thể gây nguy hại cho sức khỏe của trẻ.

Cúm là bệnh lý xảy ra theo mùa, chủ yếu vào mùa đông, do chủng virus cúm A-H3N2 , cúm A-H1N1, cúm B và cúm C gây ra và gây ra các bến chứng viêm nhiễm đường hô hấp. Bệnh chủ yếu lây nhiễm qua đường hô hấp, thông qua các giọt nước bọt nhỏ hoặc dịch tiết mũi họng của bệnh nhân khi ho, hắt hơi. Virus cúm cũng có thể tồn tại trên các bề mặt đồ dùng hoặc dụng cụ ăn uống mà bệnh nhân tiếp xúc. Người khỏe mạnh có thể nhiễm bệnh nếu dùng tay chạm vào các bề mặt này rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Bệnh cúm có biểu hiện giống cảm lạnh thông thường, nhưng thường xảy ra đột ngột, đi kèm với các triệu chứng khác như đau cơ, nhức đầu, sốt, ho, đau họng và mệt mỏi. Theo thống kê của WHO, mỗi năm có khoảng 5% dân số mắc bệnh cúm, gây ảnh hưởng khá nhiều tới công việc, sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày.

Với người khỏe mạnh, bệnh cúm thường chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ, bệnh có thể tự hết trong vòng 7 - 10 ngày. Tuy nhiên, với người cao tuổi, trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu thì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng như viêm phổi, tổn thương hô hấp, co giật, thậm chí tử vong. Mức độ biến chứng nhẹ hay nặng phụ thuộc vào loại virus gây cúm và sức đề kháng của từng người.

Hiện bệnh cúm chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và phương pháp điều trị chủ yếu là chăm sóc, nâng cao thể trạng và theo dõi sức khỏe của bệnh nhân để không bội nhiễm, không lây bệnh cho người khác. Tuy nhiên, có thể dự phòng được bệnh cúm nếu tiêm vắc-xin cúm đúng lịch. Vì vậy bố mẹ nên chủ động tiêm phòng cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên theo lịch tiêm được khuyến cáo để phòng bệnh hiệu quả nhất.

Tiêm vaccine cúm sau bao lâu thì có tác dụng?

Nhìn chung đáp ứng miễn dịch sẽ đạt được đầy đủ sau khi tiêm vaccine khoảng từ 2-3 tuần. Chính vì lý do này, nên tiến hành tiêm phòng ngừa vaccine cúm từ 2 tuần – 1 tháng trước lúc vào mùa dịch.

Tuy nhiên, nồng độ kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian (thường hiệu lực bảo vệ chỉ kéo dài khoảng 1 năm), và các chủng virus cúm thay đổi liên tục từ năm này sang năm khác (do khả năng thay đổi liên tục cấu trúc kháng nguyên). Đó là lý do tại sao công thức vaccine phòng cúm luôn được cập nhật mỗi năm để phù hợp với chủng virus hiện đang lưu hành và việc tiêm nhắc lại vaccine cúm hằng năm là rất cần thiết để duy trì sự bảo vệ cao nhất.

Vaccine cúm có những loại nào?

Dựa vào đặc điểm của virus cúm được sử dụng để bào chế vaccine, người ta chia vaccine cúm thành 2 nhóm chính:

-Vaccine cúm bất hoạt (inactivated influenza vaccine – IIV):  là loại vaccine được bào chế từ virus cúm đã bất hoạt, tức là virus cúm đã bị làm chết bằng nhiệt, tia xạ hoặc hóa chất. Mặc dù virus đã chết nhưng kháng nguyên vẫn còn và hệ miễn dịch vẫn hoạt động và sinh ra kháng thể kháng bệnh như bình thường.

-Vaccine cúm sống giảm độc lực (live attenuated nasal spray influenza vaccine – LAIV):  là loại vaccine có chứa virus đã làm giảm độc lực hoặc suy yếu để không thể gây bệnh.

Dựa vào số chủng kháng nguyên virus có mặt trong chế phẩm vaccine, người ta chia vaccine cúm ra các nhóm:

-Vaccine tứ giá: vaccine chứa 4 chủng kháng nguyên virus cúm, thông thường là 2 chủng cúm A và 2 chủng cúm B.

Ví dụ: vaccine tứ giá Vaxigrip tetra hoặc Influvac phòng 4 chủng cúm gồm 2 chủng cúm A (A/H3N2, A/H1N1) và 2 chủng cúm B (Yamagata, Victoria).

-Vaccine tam giá: vaccine chứa 3 chủng kháng nguyên virus cúm, thường là 2 chủng cúm A và 1 chủng cúm B.

Ví dụ: vaccine tam giá Vaxigrip phòng 3 chủng cúm gồm 2 chủng cúm A (A/H3N2, A/H1N1) và 1 chủng cúm B (Yamagata hoặc Victoria).

Khuyến nghị về việc tiêm vaccine cúm cho trẻ em trong mùa dịch

Trong mùa cúm 2021-2022, Hiệp hội Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP) đưa ra các khuyến nghị liên quan đến vaccine cúm bao gồm:

-AAP khuyến nghị tiêm phòng cúm hàng năm cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên, bao gồm cả trẻ em và thanh thiếu niên trong mùa cúm 2021–2022.

-Đối với mùa cúm 2021–2022, AAP khuyến cáo rằng bất kỳ loại vaccine cúm nào được cấp phép, phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe đều có thể được sử dụng để tiêm phòng cho trẻ em. Vaccine cúm bất hoạt (IIV) và vaccine cúm sống giảm độc lực (LAIV) đều có thể lựa chọn cho những trẻ thích hợp với những loại vaccine này.

-AAP không ưu tiên bất kỳ sản phẩm vaccine cúm nào; không có sản phẩm vaccine cúm nào được coi là tốt hơn, khuyên dùng hơn so với những loại còn lại. Các bác sĩ nhi khoa nên sử dụng bất kỳ sản phẩm nào sẵn có trong cộng đồng để đạt được mức độ bao phủ cao nhất có thể trong mùa cúm này.

-Trẻ em từ 6 đến 35 tháng tuổi có thể chủng ngừa bất kỳ loại vaccine cúm bất hoạt (IIV) nào đã được cấp phép, phù hợp với lứa tuổi và sẵn có, với liều lượng thuốc được chỉ định phù hợp.

-Trẻ em từ 36 tháng (3 tuổi) trở lên nên tiêm một liều 0,5 ml  bất kỳ loại vaccine  nào đã được cấp phép, phù hợp với lứa tuổi và sẵn có.

Cụ thể: Nếu tại thời điểm tiêm mũi vaccine cúm đầu tiên trong mùa cúm 2021-2022:

+ Trẻ từ 9 tuổi trở lên, thì chỉ cần tiêm 1 mũi.

+ Trẻ từ 6 tháng – 8 tuổi và chưa từng tiêm vaccine cúm trước đó, thì tiêm 2 mũi, các mũi cách nhau tối thiểu 4 tuần.

+ Trẻ từ 6 tháng - 8 tuổi nhưng đã từng tiêm ít nhất 2 mũi vaccine cúm (bất kì loại nào) trước thời điểm 1/7/2021, thì cũng chỉ cần tiêm 1 mũi.

Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc xin đa dạng dành cho các đối tượng khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Tiêm vắc xin tại Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC, khách hàng sẽ được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:

– Trẻ sẽ được khám sàng lọc đầy đủ trước khi tiêm. Phụ huynh sẽ được tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đới với từng loại vắc xin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.

– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm

– 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.

– Phòng tiêm chủng sạch sẽ, có khu chơi cho trẻ em giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

HỆ THỐNG TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC – KHU VỰC QUẢNG NGÃI

- Địa chỉ: Ngã 3 trà bồng (100m phí tây), Châu Ổ, Bình Sơn

- Google map: https://goo.gl/maps/wMaidxukcDgx1JN5A

TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - DUNG QUẤT

- Địa chỉ : Vòng xoay Võ Văn Kiệt, Bình Trị, Bình Sơn

- Google map: https://goo.gl/maps/YpA89izAiz2h2Abh6

TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - MỸ KHÊ

- Địa chỉ: Vòng xoay Tịnh Khê (300m phía bắc), TP. Quảng Ngãi

- Google map: https://goo.gl/maps/VGt9vv3GJ6E2H6Zk8

Website: https://tiemchungfvc.vn/ - Fanpage: fb.com/tiemchungquoctefvc

 

Viết bình luận của bạn