Cách tăng cường hệ miễn dịch nâng cao sức khỏe trong thời điểm giao mùa

Cách tăng cường hệ miễn dịch nâng cao sức khỏe trong thời điểm giao mùa

Sức đề kháng luôn đi cùng hệ miễn dịch. Khi có sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút hay ký sinh trùng vào trong cơ thể, lúc này sức đề kháng của cơ thể suy yếu, dẫn tới hệ miễn dịch bị suy giảm. Vậy cần làm gì để tăng cường miễn dịch, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa như hiện nay?

1. Hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động như thế nào?

Các protein được cơ thể tạo ra nhằm mục đích phá huỷ các tế bào bất thường được gọi là kháng thể. Các kháng thể này sẽ giúp cơ thể chống lại các bệnh thông thường hay gặp trong thời điểm giao mùa như cảm cúm, cảm lạnh hay thậm chí bảo vệ cơ thể trước các bệnh nguy hiểm như ung thư hoặc các bệnh liên quan đến tim mạch.

Là một hệ thống phòng ngự của cơ thể, mạng lưới các tế bào của hệ thống miễn dịch rất phức tạp. Mạng lưới này gồm các tế bào, mô và cơ quan kết hợp với nhau nhằm chống lại sự thâm nhập của virus vào cơ thể khiến cơ thể bị bệnh. 

Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ tạo ra một màng chắn bảo vệ cơ thể. Trong trường hợp cơ thể bị tấn công bởi các tác nhân có hại, các tế bào bạch cầu sẽ được tạo ra để tấn công các tác nhân này, thiết lập cơ chế phá huỷ các tác nhân có hại trước khi chúng bắt đầu sinh sôi mà không gây ra bất kỳ tổn hại nào đến cơ thể.

Trong điều kiện bình thường, hệ miễn dịch hoàn toàn có thể giúp cơ thể ngăn chặn các bệnh từ đơn giản đến phức tạp, từ cảm lạnh thông thường cho đến ung thư. Hệ miễn dịch sẽ giúp cơ thể nhận biết các kháng nguyên gây bệnh khác nhau, từ đó thiết lập các cơ chế để loại bỏ các kháng nguyên này ra khỏi cơ thể hoàn toàn.

2. Các cách tăng cường miễn dịch trong thời điểm giao mùa

Hệ miễn dịch trong cơ thể là một cơ chế tự động, nghĩa là nó sẽ không bị tác động bởi các loại thuốc hay chất bổ sung nào trong quá trình cơ thể phát triển. Thay vào đó, có những hoạt động có thể duy trì và phát triển hệ miễn dịch từ những thói quen bình thường hằng ngày. 

Một số thói quen để tăng cường miễn dịch, đặc biệt là tăng cường miễn dịch giao mùa, đó là:

2.1. Thay đổi lối sống

Một trong các điều kiện khiến hệ miễn dịch trở nên yếu đi hoặc hoạt động một cách trì trệ là do việc hình thành các thói quen xấu. Do đó, các bác sĩ, các chuyên gia khuyến cáo rằng việc có một lối sống lành mạnh hơn sẽ giúp cải thiện cơ thể ở trạng thái tốt nhất. 

Giảm bớt căng thẳng là điều thiết thực đầu tiên có thể làm. Căng thẳng kéo dài sẽ khiến cho cơ thể bị suy nhược và ức chế hệ thống miễn dịch, về lâu sẽ dẫn đến kiệt quệ. Các biện pháp thay đổi lành mạnh có thể thực hiện là mát xa, nghe nhạc nhẹ nhàng để thư giãn, ngồi thiền, sử dụng mạng xã hội ít lại,...

Giấc ngủ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hệ thống miễn dịch bởi vì chất lượng giấc ngủ là điều kiện tiên quyết cho một hệ miễn dịch cân bằng. Việc ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày sẽ giúp tăng cường miễn dịch rất nhiều.

2.2. Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên và đều đặn sẽ giúp cơ thể tăng mức IgA. Đây là một loại protein có trong hệ miễn dịch với mục đích giúp cơ thể chống lại các nhiễm trùng cũng như ngăn không cho các tác nhân có hại tiếp xúc với cơ thể. Do đó việc tập thể dục thường xuyên và đều đặn là một thói quen rất tốt giúp tăng cường miễn dịch cũng như duy trì cân nặng ở mức độ ổn định.

2.3. Chế độ ăn uống khoa học

Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ là một điều kiện cần cho một cơ thể khỏe mạnh và một hệ miễn dịch tối ưu nhất. Thực phẩm đóng vai trò cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp kích thích và sản sinh các gen tốt đồng thời vô hiệu hoá các gen xấu trong cơ thể. Cần đảm bảo cơ thể nạp đủ các chất dinh dưỡng cũng như các chất xơ cần thiết trong khẩu phần ăn mỗi ngày.

Các chế độ ăn uống không lành mạnh không những là nguyên dân dẫn đến các bệnh lý khác, mà còn khiến hệ miễn dịch bị suy giảm. 

Các chế độ ăn giàu vitamin, khoáng chất thiết yếu có tác dụng chống oxy hoá và tăng cường miễn dịch cũng như sức đề kháng cho cơ thể.

  • Các loại trái cây nên cân nhắc chọn lựa để bổ sung vào cơ thể là quả mọng, cam, quýt, táo, nho, kiwi,..

  • Các loại rau xanh nên ăn thêm là cải xoăn, hành tây, rau chân vịt,..

  • Các loại thực phẩm như tỏi tươi, khoai lang, cà rốt còn có tác dụng kháng sinh và kháng vi rút cho cơ thể.

  • Các loại nấm cũng là loại thực phẩm giúp hỗ trợ chống nhiễm trùng tốt. 

2.4. Không lạm dụng các chất kích thích

Các nghiên cứu đã chỉ ra, uống bia hoặc rượu với một lượng vừa đủ sẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ gặp các bệnh như tim mạch, tiểu đường. Tuy vậy, lạm dụng các chất này sẽ khiến cơ thể bị ức chế khả năng của các tế bào bạch cầu, do đó làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Các chất kích thích nói chung, đều có ảnh hưởng tương tự đối với hệ miễn dịch của cơ thể.

Lưu ý về lượng rượu uống mỗi ngày của đàn ông không nên quá 2 ly, phụ nữ không nên quá 1 ly. Với liều lượng này, các chất sẽ phát huy được công dụng thay vì các tác hại.

2.5.Chủng ngừa

Vắc xin (chủng ngừa) là một biện pháp để kích hoạt đáp ứng miễn dịch. Mũi tiêm chứa liều thấp kháng nguyên, như vi rút sống bị làm yếu hay vi rút đã chết, được đưa vào cơ thể để xây dựng bộ nhớ cho hệ miễn dịch (tế bào B hoạt tính và tế bào T nhạy hoá). Trí nhớ này giúp cơ thể phản ứng nhanh và hiệu quả hơn nếu có tiếp xúc với nguồn bệnh trong tương lai.

Tiêm vắc xin cho trẻ đúng lịch, đúng thời điểm không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn bảo vệ những người xung quanh có miễn dịch yếu.

Lịch tiêm vắc xin theo khuyến cáo của CDC an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây bệnh dựa trên cách hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng với vắc xin ở các độ tuổi khác nhau và tác nhân gây bệnh cụ thể. 

Một trong các loại vắc xin nên tiêm phòng để tránh các bệnh thường gặp, đặc biệt là bệnh về đường hô hấp trong thời điểm giao mùa là vắc xin phòng bệnh viêm phổi và vắc xin cúm. Đây là vắc xin khuyến nghị đối với những người có hệ miễn dịch bị yếu do một bệnh nền nào đó gây ra.

Ngoài ra, các loại vắc xin mà trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên cần chích để tăng cường miễn dịch có thể kể đến như: Viêm gan A, B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, quai bị, rubella, viêm màng não, HPV,... 

Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc xin đa dạng dành cho các đối tượng khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Tiêm vắc xin tại Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC, khách hàng sẽ được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:

– Trẻ sẽ được khám sàng lọc đầy đủ trước khi tiêm. Phụ huynh sẽ được tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đới với từng loại vắc xin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.

– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm

– 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.

– Phòng tiêm chủng sạch sẽ, có khu chơi cho trẻ em giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

HỆ THỐNG TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC – KHU VỰC QUẢNG NGÃI

- Địa chỉ: Ngã 3 trà bồng (100m phí tây), Châu Ổ, Bình Sơn

- Google map: https://goo.gl/maps/wMaidxukcDgx1JN5A

TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - DUNG QUẤT

- Địa chỉ : Vòng xoay Võ Văn Kiệt, Bình Trị, Bình Sơn

- Google map: https://goo.gl/maps/YpA89izAiz2h2Abh6

TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - MỸ KHÊ

- Địa chỉ: Vòng xoay Tịnh Khê (300m phía bắc), TP. Quảng Ngãi

- Google map: https://goo.gl/maps/VGt9vv3GJ6E2H6Zk8

Website: https://tiemchungfvc.vn/ - Fanpage: fb.com/tiemchungquoctefvc

 

Viết bình luận của bạn