Bệnh lao ở trẻ em, cách điều trị và phòng ngừa
Bệnh lao gây ra bởi vi trùng KOCH (BK), do sự lây nhiễm trực tiếp. Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh dễ bị lây bệnh.
Trẻ em có thể bị mắc tất cả các thể lao, tuy nhiên, thường gặp hơn cả là 4 thể:
- Lao sơ nhiễm hay lao khởi đầu;
- Lao cấp tính như lao màng não và lao kê;
- Lao hô hấp sau sơ nhiễm như lao phổi và lao màng phổi;
- Lao ngoài phổi: có nhiều loại như lao hạch, lao xương khớp, lao cột sống, lao màng bụng, màng tim, lao niệu - sinh dục, lao ruột...
Việc chẩn đoán lao, tìm ra vi trùng lao ở trẻ em thường khó hơn so với người lớn vì triệu chứng lâm sàng thường mờ nhạt nên dễ bị nhầm với các bệnh lý khác. Ngay cả bản thân trẻ bị lao phổi cũng khó tìm ra vi trùng lao vì trẻ chưa hoặc không biết khạc đờm.
Các thể lao hay gặp ở trẻ em
- Lao sơ nhiễm, lao sơ nhiễm thường gặp nhiều nhất. Trẻ có những triệu chứng, biểu hiện giống như bệnh cảnh viêm đường hô hấp nên rất khó chẩn đoán. Sơ nhiễm lao thông thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng cảm cúm thoáng qua hay nóng sốt mệt mỏi, chán ăn hoặc ít khi có triệu chứng giống như thương hàn, sốt cao, mệt mỏi nhưng không rối loạn tiêu hóa.
- Lao cấp tính, trong đó lao màng não, lao kê cấp tính là 2 biến chứng nặng và sớm của sơ nhiễm lao dễ đưa đến tử vong nếu không được chẩn đoán, điều trị sớm và để lại di chứng trầm trọng nếu chẩn đoán trễ. Bệnh có thể xảy ra ở các lứa tuổi.
- Lao kê là lao cấp ở phổi, xuất hiện trong những tuần lễ đầu sau sơ nhiễm lao với triệu chứng sốt cao, mạch nhanh, ói mửa, đau bụng, tiêu chảy, không có nốt hồng ban trên bụng (khác thương hàn) và luôn luôn có dấu hiệu hô hấp khó thở, tím tái. Trẻ bị lao kê thường dễ dẫn đến lao màng não.
- Lao đường hô hấp sau sơ nhiễm thường gặp ở trẻ lớn, gần tuổi dậy thì hơn là trẻ nhỏ, bao gồm: lao màng phổi; lao phổi
- Lao ngoài phổi, thường là biến chứng chậm hơn sau sơ nhiễm lao. Có nhiều dạng lao ngoài phổi như:
- Lao cột sống: Giai đoạn đầu thường trẻ có biểu hiện đau vùng cột sống rồi từ từ gù lưng;
- Lao xương, khớp: Trẻ bị sưng đau khớp và chảy mủ ở xương khớp rò ra ngoài da;
- Lao hệ niệu: Trẻ có triệu chứng đi tiểu ra máu, thường có kèm theo sưng tinh hoàn nếu là bé trai;
- Lao hạch: Nổi hạch thường từng chùm, dính, nếu để trễ sẽ gây rò mủ làm sẹo xấu;
- Lao ruột: Đi tiêu lỏng hoặc đi tiêu ra đàm, máu kéo dài.
Điều trị và phòng bệnh lao ở trẻ em
Về điều trị lao ở trẻ em cũng giống như của người lớn, tuy nhiên, phụ huynh phải tuân thủ điều trị cho con em mình đúng với hướng dẫn của thầy thuốc, điều trị đủ thời gian (6-9 tháng), đủ liều lượng thuốc, đúng phác đồ thì bệnh mới ổn định.
Bệnh lao trẻ em có thể chữa lành được với hóa trị lao ngắn ngày, kể cả các thể nặng nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng nguyên tắc (uống thuốc đúng, đủ, đều và không được bỏ sót).
Để phòng bệnh lao ở trẻ em, sau khi sinh 3 ngày, trẻ phải được tiêm vaccin BCG phòng lao. Khoảng 1 tháng sau, nếu không thấy sẹo BCG ở cơ delta thì phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thử phản ứng IDRR. Trường hợp kết quả thử là âm tính thì cần cho trẻ tiêm lại vaccin phòng lao. Nhưng dù đã tiêm phòng lao, ở thời kỳ chưa có miễn dịch, không nên để trẻ tiếp xúc với nguồn lây
Ngoài tiêm BCG, trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccin phòng bệnh và có chế độ nuôi dưỡng thích hợp với từng lứa tuổi.
Khi trẻ có triệu chứng nghi bị lao (ho sốt kéo dài, sút cân hoặc không lên cân, ra mồ hôi trộm...), cần đưa ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị đúng theo công thức của chương trình chống lao quốc gia, đảm bảo theo nguyên tắc DOST (hóa trị liệu ngắn ngày có kiểm soát).
Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc xin đa dạng dành cho các đối tượng khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.
Tiêm vắc xin tại Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC, khách hàng sẽ được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:
– Trẻ sẽ được khám sàng lọc đầy đủ trước khi tiêm. Phụ huynh sẽ được tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đới với từng loại vắc xin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.
– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm
– 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
– Phòng tiêm chủng sạch sẽ, có khu chơi cho trẻ em giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
HỆ THỐNG TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC – KHU VỰC QUẢNG NGÃI
1. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - TP QUẢNG NGÃI
- Địa chỉ: 755 Võ Nguyên Giáp, Tịnh Ấn Tây, TP. Quảng Ngãi
https://goo.gl/maps/sMCgjHnkXpmBL4DR8
2. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - BÌNH SƠN
- Địa chỉ: Ngã 3 trà bồng (100m phí tây), Châu Ổ, Bình Sơn
- Google map: https://goo.gl/maps/wMaidxukcDgx1JN5A
3. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - DUNG QUẤT
- Địa chỉ : Vòng xoay Võ Văn Kiệt, Bình Trị, Bình Sơn
- Google map: https://goo.gl/maps/YpA89izAiz2h2Abh6
4. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - MỸ KHÊ
- Địa chỉ: Vòng xoay Tịnh Khê (300m phía bắc), TP. Quảng Ngãi
- Google map: https://goo.gl/maps/VGt9vv3GJ6E2H6Zk8
Website: https://tiemchungfvc.vn/ - Fanpage: fb.com/tiemchungquoctefvc - Hotline: 0327808086