BỆNH BẠCH HẦU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? CÁCH THỨC PHÒNG CHỐNG BỆNH LÝ

BỆNH BẠCH HẦU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? CÁCH THỨC PHÒNG CHỐNG BỆNH LÝ

Ở thời điểm hiện tại, dịch bệnh bạch hầu đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người dân trên cả nước. Theo WHO, bệnh bạch hầu có thể gây nên những biến chứng rất nguy hiểm, thậm chí lấy đi tính mạng của người bệnh. Để tìm hiểu thêm bệnh bạch hầu có nguy hiểm không, bạn đọc có thể tham khảo thêm nội dung sau đây.

1. Tổng quan về bệnh bạch hầu 

Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nhóm B, lây qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh và người lành mang vi khuẩn. 

Bạch hầu là một dạng bệnh lý nhiễm khuẩn cấp tính với các giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản và mũi, ngoài ra cũng có thể xuất hiện ở vùng da và niêm mạc khác như kết mạc mắt, bộ phận sinh dục. Bệnh có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng và nhiễm độc với những tổn thương nghiêm trọng do các ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây nên. 

2. Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu và phương thức lây bệnh

Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae thuộc họ Corynebacteriaceae chính là tác nhân gây bệnh chính. Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu được chia làm 3 type bao gồm Gravis, Mitis và Intermedius. 

Vi khuẩn bạch hầu là một loại vi khuẩn gram (+) hình dạng điển hình nhất là các trực khuẩn có 1 hoặc 2 đầu phình to ra, chiều dài khoảng 2 - 6 µm và chiều rộng khoảng 0,5 - 1µm. Loại vi khuẩn này không sinh nha bào và không có tính di động. 

Vi khuẩn bạch hầu có thể tồn tại rất lâu ở bên ngoài cơ thể và có khả năng chịu được sự khô lạnh. Nếu chúng được chất nhầy bao phủ và bảo vệ thì có thể sống được ở trên đồ vật trong khoảng vài ngày cho đến vài tuần. Trong khi đó, ở bề mặt vải, vi khuẩn bạch hầu có thể tồn tại trong 30 ngày, ở trong sữa và nước uống là 20 ngày và trong tử thi là khoảng 2 tuần. 

Loại vi khuẩn này khá nhạy cảm, khi ở dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp, chúng sẽ chết chỉ sau vài giờ. Trong trường hợp ánh sáng mặt trời bị khuếch tán thì chúng sẽ bị tiêu diệt khoảng vài ngày sau đó. Với nền nhiệt khoảng 58 độ C, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt chỉ trong 10 phút, ở phenol 1% và nồng độ cồn 60 độ là khoảng 1 phút. 

Bệnh cũng có thể lây khi tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm dịch mũi hầu từ người bệnh; lây nhiễm khi tiếp xúc với vùng da tổn thương do bạch hầu.

Vi khuẩn bạch hầu trên người bệnh lây sang người khỏe mạnh qua đường hô hấp. Ngoài ra, người bình thường cũng có thể nhiễm vi khuẩn khi tiếp xúc với những đồ vật có dính chất dịch (như các hạt nước bọt và dịch bài tiết đường hô hấp) của người bệnh. 

3. Bệnh bạch hầu có nguy hiểm không? 

Thời gian đầu nhiễm bệnh, người bệnh thường chỉ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Thế nhưng, dần dần, bệnh sẽ phát triển và trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể là thấy có biểu hiện đau họng, họng đỏ, mũi và thanh quản cũng rất khó chịu, hạch nổi ở cổ, da xanh tái và thường thấy mệt mỏi. Sau khoảng 2 đến 3 ngày thì ở hầu họng có xuất hiện những mảng bám có màu xám, tự gỡ có thể gây chảy máu vùng niêm mạc họng. 

Ngoài vùng hầu họng, vi khuẩn bạch hầu cũng gây nên nhiều thương tổn cho các cơ quan khác như thận, tim mạch và cả hệ thần kinh trung ương. Hai dạng biến chứng phổ biến nhất được ghi nhận ở những trường hợp mắc bệnh thường là viêm cơ tim và tình trạng viêm dây thần kinh. Đây được xem là hai biến chứng cực kỳ nguy hiểm cần được lưu ý. Nhiều trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể bị liệt phần cơ hoành và gây nên tình trạng viêm phổi và bị suy hô hấp cấp. 

Bên cạnh đó, trên toàn thế giới cũng đã ghi nhận thêm một vài dạng biến chứng khác của bệnh lý. Một trong số đó có thể kể đến như: viêm kết mạc mắt, tắc nghẽn đường hô hấp,... 

Với trẻ em, bạch hầu thanh quản là thể nặng, có thể gây nhiễm độc thần kinh, viêm cơ tim,... với tỷ lệ tử vong khoảng 5 - 10%. Nếu điều trị sớm, bệnh có thể khỏi nhưng có người bệnh tử vong trong khoảng 6 - 10 ngày khi điều trị muộn hoặc bệnh đã trở nặng. 

Bệnh nhân cũng có thể bị viêm cơ tim, nhiễm độc thần kinh dẫn đến tử vong do ngoại độc tố của vi khuẩn.

4. Cách thức phòng chống dịch bệnh 

Để phòng dịch bệnh bạch hầu, chúng ta có thể áp dụng các phương pháp như sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ các khu vực sinh hoạt, làm việc, đảm bảo phòng ốc luôn được thông thoáng và có đủ ánh sáng. 
  • Đối với những khu vực đã từng có bạch hầu thì cần tăng cường giám sát và sớm phát hiện những ca bị viêm họng giả mạc. 

Để phòng bệnh, tiêm vắc-xin là biện pháp quan trọng và hiệu quả nhất. 

Do đó các địa phương, gia đình cần thực hiện tốt việc tiêm vắc-xin bạch hầu trong chương trình tiêm chủng mở rộng hoặc tiêm chủng dịch vụ.

Khi nghi ngờ mắc bệnh, bệnh nhân phải đeo khẩu trang và cách ly ngay tại cơ sở y tế; tiến hành điều trị đặc hiệu ngay cả khi chưa có kết quả xét nghiệm./.

Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc xin đa dạng dành cho các đối tượng khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai. Tiêm vắc xin tại Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC, khách hàng sẽ được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:

– Trẻ sẽ được khám sàng lọc đầy đủ trước khi tiêm. Phụ huynh sẽ được tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đới với từng loại vắc xin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.

– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm

– 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.

– Phòng tiêm chủng sạch sẽ, có khu chơi cho trẻ em giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

🏠 HỆ THỐNG TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC
❇️FVC - TP. QUẢNG NGÃI
Số 755, Võ Nguyên Giáp, TP. Quảng Ngãi.
❇️FVC - BÌNH SƠN 
Đối diện UBND Bình Long, Bình Sơn (ngã 3 Trà Bồng, 100m về phía tây)
❇️FVC - DUNG QUẤT
Vòng xoay Võ Văn Kiệt, Bình Trị, Bình Sơn
❇️FVC - MỸ KHÊ
Vòng xoay Tịnh Khê (300m phía bắc), TP. Quảng Ngãi)
❇️FVC - NÚI THÀNH
Số 417, Phạm Văn Đồng, TT.Núi Thành
☎️Hotline: 0327808086 🌍 tiemchungfvc.vn

Viết bình luận của bạn