Bé gái phổi đông đặc do mắc cúm A và sởi: vì sao bệnh sởi ở trẻ có diễn biến nhanh và nặng?

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch lây truyền theo đường hô hấp, do virus sởi gây ra, nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bé gái phổi đông đặc vì mắc cúm A và sởi
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM, từ cuối năm 2024 đến nay trung bình mỗi tuần TP. HCM ghi nhận hơn 400 ca sốt xuất huyết, khoảng 200 - 300 ca sởi. Mới đây nhất Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi bị phổi đông đặc vì mắc cúm A và sởi.
Bệnh nhi nữ 5 tuổi, tiền sử khỏe mạnh, nhập viện với bệnh cảnh sốt cao kéo dài, ho có đờm, mắc sởi còn ban cũ rải rác toàn thân 3 tuần trước. Bệnh nhi sốt cao liên tục, suy hô hấp tiến triển nặng trong vòng 3 ngày sau nhập viện, được đặt nội khí quản và chuyển sang Khoa Hồi sức nhiễm.
Tình trạng tại khoa ghi nhận bệnh nhi nhiễm trùng nặng với chỉ số CRP 57 mg/L, Procalcitonin 93 ng/mL, X-quang phổi có hình ảnh viêm phổi lan tỏa hai bên, tổn thương phổi tiến triển nhanh. Siêu âm phổi thấy đông đặc gần toàn bộ phổi hai bên kèm tràn dịch màng phổi lượng ít, xét nghiệm IgM sởi dương tính khẳng định chẩn đoán sởi ở tuyến trước.
Ngoài ra, các xét nghiệm tìm tác nhân khác như cấy máu, cấy đờm nhiều lần đều âm tính. Tiên lượng đây là một trường hợp viêm phổi nặng biến chứng suy hô hấp cấp tính, có nguy cơ tiến triển nhanh và nặng, do đó các bác sĩ đã thực hiện xét nghiệm PCR đa tác nhân trong máu và đờm.
Kết quả PCR đờm dương tính với virus cúm A (Influenzavirus type A) với tải lượng cao. Bệnh nhi nhanh chóng được điều trị với Oseltamivir (Tamiflu), kết hợp thở máy xâm lấn, kháng sinh phổ rộng, kiểm soát dịch và dinh dưỡng tối ưu.
Sau 4 ngày điều trị, bệnh nhi hết sốt, lâm sàng và X-quang phổi cải thiện rõ rệt. 7 ngày sau bệnh nhi cai được máy thở. Hiện tại tình trạng bệnh nhi đã ổn định và không cần hỗ trợ hô hấp.
Vì sao bệnh sởi ở trẻ có diễn biến nhanh và nặng?
Bệnh sởi lây truyền rất nhanh qua đường hô hấp, thông qua dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện… Biểu hiện đặc trưng của bệnh sởi là sốt, viêm long và phát ban. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm giác mạc, viêm phổi, tiêu chảy, viêm não… dễ dẫn đến tử vong, đặc biệt là ở trẻ em dưới 2 tuổi có hệ miễn dịch yếu.
Trẻ bị lây nhiễm virus sởi nếu có tiếp xúc trực tiếp với dịch từ mũi hoặc họng của người mang bệnh. Trẻ còn có thể bị lây nhiễm virus gây bệnh thông qua tiếp xúc với giọt bắn khi người bệnh hắt hơi hoặc ho. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, loại virus này sinh sống trong dịch nhầy ở mũi và họng khiến trẻ bị phát ban đỏ lấm tấm.
Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém nên khi bị lây nhiễm virus sởi thì khả năng đáp ứng miễn dịch của trẻ sụt giảm nhanh chóng, khiến bệnh diễn biến nhanh và ngày càng tồi tệ hơn.
Bên cạnh đó, khi gặp điều kiện khí hậu thuận lợi, virus sinh sôi và phát triển nhanh chóng cũng là nguyên nhân khiến bệnh dễ lây lan, nguy cơ bùng phát thành dịch bệnh. Đặc biệt là ở những khu vực đông đúc như nhà trẻ, trường học… nơi tập trung nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh và chưa có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Khi nào nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế?
Bệnh sởi ở trẻ em có thể chuyển biến nhanh chóng và ngày càng nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị đúng cách. Do đó, khi chăm sóc cho trẻ bị sởi, bố mẹ cần chú ý đến các biểu hiện của trẻ và đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín ngay khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Trẻ sốt cao liên tục, từ 39 độ C trở lên.
- Có biểu hiện khó thở, thở nhanh, thở gấp.
- Mệt mỏi, lừ đừ, chán ăn, mất tập trung, không muốn chơi.
- Phát ban toàn thân nhưng vẫn chưa có dấu hiệu hạ sốt.
WHO khuyến cáo trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên cần được tiêm vaccine ngừa sởi
Sởi là một căn bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng. Hơn nữa nguy cơ xuất hiện biến chứng ở trẻ mắc bệnh sởi cao, nhất là đối với các trẻ chưa từng mắc bệnh sởi và chưa được tiêm chủng vaccine sởi đầy đủ. Do đó, bố mẹ cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ bằng cách:
Tiêm vaccine sởi đầy đủ và đúng lịch khi trẻ được 9 tháng tuổi trở lên. Khi trẻ đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng sởi, trẻ sẽ có khả năng miễn dịch đến 99%.
Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày.
Rèn luyện cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn.
Hạn chế cho trẻ đưa tay lên mắt, mũi.
Tập cho trẻ vệ sinh miệng, mũi và họng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày.
Vệ sinh và sát khuẩn khu vực sống và vui chơi của trẻ.
Tránh cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh sởi.
Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc xin đa dạng dành cho các đối tượng khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai. Tiêm vắc xin tại Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC, khách hàng sẽ được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:
– Trẻ sẽ được khám sàng lọc đầy đủ trước khi tiêm. Phụ huynh sẽ được tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đới với từng loại vắc xin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.
– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm
– 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
– Phòng tiêm chủng sạch sẽ, có khu chơi cho trẻ em giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
🏠 HỆ THỐNG TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC
❇️FVC - TP. QUẢNG NGÃI
Số 755, Võ Nguyên Giáp, TP. Quảng Ngãi.
❇️FVC - TAM KỲ
Số 64, Tôn Đức Thắng, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam.
❇️FVC - BÌNH SƠN
Đối diện UBND Bình Long, Bình Sơn (ngã 3 Trà Bồng, 100m về phía tây)
❇️FVC - DUNG QUẤT
Vòng xoay Võ Văn Kiệt, Bình Trị, Bình Sơn
❇️FVC - MỸ KHÊ
Vòng xoay Tịnh Khê (300m phía bắc), TP. Quảng Ngãi)
❇️FVC - NÚI THÀNH
Số 417, Phạm Văn Đồng, TT. Núi Thành, Quảng Nam.
☎️Hotline: 0327808086 🌍 tiemchungfvc.vn
Hình ảnh được chụp tại FVC sau khi đã được khách hàng đồng ý!