Ảnh hưởng nếu không tiêm phòng khi mang thai

Ảnh hưởng nếu không tiêm phòng khi mang thai

Tiêm phòng thai kỳ là việc làm vô cùng cần thiết nhất là với phụ nữ mang thai. Với thai phụ việc tiêm phòng vắc-xin đầy đủ khi mang thai sẽ giúp người mẹ không mắc các bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ và giúp bé sinh ra được khỏe mạnh, tránh các dị tật bẩm sinh.

1. Vai trò của tiêm phòng thai kỳ

Tiêm chủng vắc-xin không những rất cần thiết với những người bình thường mà đặc biệt quan trọng với phụ nữ đang mang thai, vì nó có vai trò to lớn đối với cả sức khỏe của người mẹ và bé:

1.1. Đối với người mẹ

Khi mang thai cơ thể người phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi về thể chất, hệ thống miễn dịch dần suy giảm. Vì vậy thai phụ rất dễ bị dị ứng thời tiết, cảm cúm, nhiễm lạnh hoặc mắc nhiều bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị, thủy đậu, rubella..v..v...gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi, thậm chí trong một số trường hợp thai nhi có thể ngừng phát triển, chết lưu, sinh non, dị tật bẩm sinh... Đó chính là lý do tại sao phụ nữ nên thực hiện tiêm phòng thai kỳ đầy đủ trước và khi đang mang thai.

1.2. Đối với thai nhi

Việc tiêm phòng khi mang thai cho người mẹ trước khi mang thai giúp tạo miễn dịch thụ động cho bé ngay sau khi chào đời. Một số loại vắc-xin có khả năng tạo sức đề kháng cho trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ, giúp trẻ phòng tránh nhiều căn bệnh nguy hiểm.Ngoài ra, nếu mẹ chủ động tiêm phòng trước khi mang thai đúng theo các quy định về an toàn tiêm chủng thì còn hạn chế các tác dụng phụ đối với thai nhi. Bởi vì trong một số trường hợp đặc biệt, vắc-xin virus sống có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Vì vậy, để tiêm phòng khi mang thai diễn ra an toàn, phụ nữ cần tham khảo và tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

2. Tiêm vắc-xin trong thai kỳ có nguy hiểm không?

Về mặt lý thuyết, tiêm ngừa vắc-xin cho phụ nữ mang thai có thể có nguy cơ ảnh hưởng một phần đến sự phát triển bào thai. Do đó, theo quy định các loại vắc-xin sống giảm độc lực như đậu mùa, Sởi - Quai bị - Rubella và thủy đậu đều chống chỉ định trong thời gian mang thai. Để đạt được hiệu quả chủng ngừa tốt, phụ nữ nên chủ động tiêm phòng những vắc-xin này trước khi có thai ít nhất 1 tháng. Hiện vẫn chưa có bằng chứng nào về nguy cơ đối với bào thai do việc tiêm vắc-xin bất hoạt hoặc vắc-xin giải độc tố cho phụ nữ mang thai.

  • Thai phụ lúc 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ thường có nguy cơ mắc bệnh cúm cao nên cần tiêm vắc-xin ngừa cúm bất hoạt cho phụ nữ mang thai.
  • Vắc-xin bại liệt có thể dùng cho phụ nữ mang thai nếu thai phụ có nguy cơ phơi nhiễm với virus bại liệt hoang dại.
  • Không có chống chỉ định tiêm vắc-xin viêm gan B cho phụ nữ mang thai.
  • Vắc-xin viêm gan A, não mô cầu, phế cầu cần được xem xét tiêm cho phụ nữ mang thai để phòng tránh thêm các bệnh này.

Việc tiêm phòng thai kỳ đầy đủ cho người mẹ cũng giúp trẻ sau khi chào đời có được khả năng miễn dịch thụ động truyền từ mẹ. Thực tế là một số loại vắc-xin có khả năng giúp bào thai tăng sức đề kháng ngay từ khi còn trong bụng mẹ, giúp bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh nguy hiểm trong những năm tháng đầu đời.

Nhiều phụ nữ trước và trong khi mang thai có tâm lý e ngại việc tiêm vắc-xin sẽ gây ảnh hưởng tới thai nhi. Theo thông tin từ Bộ Y tế, nếu tuân thủ đúng các quy định về an toàn tiêm chủng, các vắc-xin tiêm trước và khi mang thai đều rất an toàn, không gây ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé.

Ngoài ra, các loại vắc-xin được khuyến cáo và cho phép tiêm cho phụ nữ mang thai như vắc-xin ngừa cúm, vắc-xin phòng viêm gan B, vắc-xin uốn ván...đều có nguồn gốc là vắc-xin bất hoạt hoặc vắc-xin tái tổ hợp, không phải từ nguồn gốc vi khuẩn sống nên tác dụng an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Do đó, phụ nữ không nên vì lo lắng thiếu căn cứ mà bỏ qua việc tiêm phòng thai kỳ – phương pháp hữu hiệu bảo vệ mẹ và con trước những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

3. Ảnh hưởng nếu không tiêm phòng khi mang thai

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch trong cơ thể thai phụ sẽ hoạt động kém hơn bình thường nên nguy cơ nhiễm bệnh cũng vì vậy mà tăng lên. Chính vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên tiêm phòng vắc-xin trước mang thai và trong thai kỳ là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm tránh rủi ro cho mẹ và bé trong hành trình 9 tháng thai sản.

Tuy nhiên, vì một số lý do nhiều phụ nữ quên tiêm phòng khi mang thai dẫn đến việc nếu không may mắc một số bệnh truyền nhiễm, thì nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi rất cao, thậm chí có thể khiến bào thai bị dị tật, ngừng phát triển.

Cụ thể, nếu thai phụ không tiêm phòng khi mang thai và “lỡ” mắc một số bệnh nguy hiểm thì thai nhi sẽ phải “hứng chịu” rất nhiều thiệt thòi như:

  • Bệnh sởi: nếu người mẹ đang mang thai bị bệnh sởi thì thai nhi có thể bị dị dạng, chết lưu, sinh non, sảy thai..rất nguy hiểm..
  • Bệnh quai bị: Nếu trong tháng 1,2,3 và tháng thứ 7,8,9 thai kỳ, nếu người mẹ mắc bệnh quai bị, thai nhi có nguy cơ rất cao mắc dị tật bẩm sinh, thậm chí có thể chết lưu, sinh non.
  • Bệnh rubella: trong tháng 1,2,3 thai kỳ, nếu người mẹ nhiễm virus rubella thì đến 90% thai nhi có nguy cơ bị dị tật não, tim, mắt, tai hoặc không thể tiếp tục phát triển.
  • Bệnh thủy đậu: Nếu người mẹ mắc thủy đậu trong tuần thứ 8 - 20 thai kỳ thì thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh. Nếu mắc thủy đậu ngay trước hoặc sau khi sinh thì đứa trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu sơ sinh và có thể dẫn tới tử vong.
  • Bệnh cúm: tuy không gây biến chứng nghiêm trọng cho thai phụ nhưng lại có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nhất là trong trường hợp người mẹ bị cảm cúm trong 3 tháng đầu mang thai.
  • Bệnh viêm gan B: Nếu thai phụ bị nhiễm virus viêm gan B thì rất có khả năng sẽ lây cho bé trong quá trình sinh nở. Trẻ em sơ sinh nếu không may nhiễm virus viêm gan thì khả năng cao khi trưởng thành sẽ diễn tiến thành xơ gan, ung thư gan, đây là điều các bậc phụ huynh nên lưu ý.

Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc xin đa dạng dành cho các đối tượng khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Tiêm vắc xin tại Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC, khách hàng sẽ được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:

– Trẻ sẽ được khám sàng lọc đầy đủ trước khi tiêm. Phụ huynh sẽ được tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đới với từng loại vắc xin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.

– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm

– 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.

– Phòng tiêm chủng sạch sẽ, có khu chơi cho trẻ em giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

HỆ THỐNG TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC – KHU VỰC QUẢNG NGÃI

1. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - TP QUẢNG NGÃI

- Địa chỉ: 755 Võ Nguyên Giáp, Tịnh Ấn Tây, TP. Quảng Ngãi

https://goo.gl/maps/sMCgjHnkXpmBL4DR8

2. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - BÌNH SƠN

- Địa chỉ: Ngã 3 trà bồng (100m phí tây), Châu Ổ, Bình Sơn

- Google map: https://goo.gl/maps/wMaidxukcDgx1JN5A

3. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - DUNG QUẤT

- Địa chỉ : Vòng xoay Võ Văn Kiệt, Bình Trị, Bình Sơn

- Google map: https://goo.gl/maps/YpA89izAiz2h2Abh6

4. TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC - MỸ KHÊ

- Địa chỉ: Vòng xoay Tịnh Khê (300m phía bắc), TP. Quảng Ngãi

- Google map: https://goo.gl/maps/VGt9vv3GJ6E2H6Zk8

Website: https://tiemchungfvc.vn/ - Fanpage: fb.com/tiemchungquoctefvc - Hotline: 0327808086

Viết bình luận của bạn