4 căn bệnh dễ mắc ở trẻ khi thời tiết thay đổi
Năm nào cũng vậy, khi thời tiết chuyển mùa thì số bệnh nhi thăm khám và điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, nôn, tiêu chảy, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm mũi họng, viêm tai giữa... lại tăng cao. Bên cạnh đó, cũng có một số ca mắc sốt xuất huyết và tay - chân - miệng.
Sự thay đổi thời tiết đột ngột này là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ dễ mắc các bệnh về hô hấp. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai: Thời tiết ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt, khi thời tiết nắng nóng, sẽ có sự chênh lệch nhiệt độ giữa trong nhà và ngoài trời, điều này khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi, dẫn tới sự giãn nở không đều của phế quản. Từ đó, gây ra bệnh viêm đường hô hấp. Ngoài ra, vi khuẩn, virus, nấm... cũng là tác nhân gây bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa hè.
Một vấn đề nữa đối với trẻ em, do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch còn non yếu, chưa hoàn thiện, nên vào mùa nắng nóng sẽ có nguy cơ cao mắc một số bệnh hơn so với người lớn.
Chính vì vậy, việc hiểu rõ về các bệnh thường gặp trong thời tiết hiện tại để có cách phòng ngừa bệnh cho trẻ là điều rất quan trọng mà cha mẹ cần làm.
Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở trẻ trong thời tiết hiện nay.
1.Trẻ nôn, tiêu chảy
Hiện có nhiều cha mẹ chia sẻ trên mạng xã hội về việc con phải đi khám bệnh vì nôn và đau bụng. Theo các BS Bệnh viện Nhi Trung ương, tại bệnh viện những ngày qua ghi nhận số trẻ đến khám và điều trị các bệnh về tiêu hóa gia tăng, trong đó nhiều trẻ có triệu chứng nôn, tiêu chảy. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, thời điểm giao mùa, bắt đầu vào mùa hè sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn liên quan đến tiêu hóa. So với hằng năm, tỷ lệ trẻ đến khám không tăng đột biến.
Chia sẻ về đau bụng và nôn cấp tính ở trẻ em - Vấn đề cha mẹ đang lo lắng trong thời gian gần đây, PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà - Trưởng khoa Tiêu hoá Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, nguyên nhân dẫn đến trẻ đau bụng, nôn thường gặp nhất là nhiễm khuẩn tiêu hoá. Đây chính là lý do gây nôn và đau bụng ở trẻ em, cụ thể viêm dạ dày - ruột cấp do virus như Rotavirus, Norovirus, Calicivirus, Adenovirus, COVID-19. Ngoài ra, còn có tình trạng ngộ độc thực phẩm và chế độ ăn không phù hợp như ăn uống quá độ, dị ứng thức ăn hoặc dùng thuốc quá liều cũng là nguyên nhân gây nôn trớ và đau bụng ở trẻ.
Sử dụng đá, nước giải khát được làm lạnh dễ gây nhiễm khuẩn nếu nguồn nước ô nhiễm. Mùa hè là thời điểm trẻ cùng gia đình được đi du lịch, khi sử dụng các thực phẩm chuẩn bị sẵn hoặc thức ăn đường phố dễ bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc tố vi khuẩn như thịt, cá, hải sản, kem, trứng, sữa và rau quả… làm gia tăng tình trạng viêm dạ dày - ruột do nhiễm khuẩn.
2. Trẻ dễ mắc viêm đường hô hấp
Theo các bác sĩ nhi khoa, thời tiết giao mùa khiến trẻ dễ mắc viêm đường hô hấp. Lý do trẻ dễ nhiễm bệnh hơn người lớn là do đặc điểm lứa tuổi còn nhỏ, ham chơi chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể. Trong khi đường hô hấp chính là nơi mà nhiều mầm bệnh virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập khi trẻ hít thở.
Một đặc điểm nữa là đường thở của trẻ ngắn và hẹp nên mầm bệnh cũng dễ lây lan hơn. Đặc biệt là trẻ em ở bậc tiểu học, bệnh đường hô hấp thường xuyên tấn công do hệ miễn dịch còn non nớt nên sức đề kháng và khả năng miễn dịch kém. Chính vì vậy, trẻ không đủ sức chống đỡ với sự tấn công của các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài.
Chẳng hạn như trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, tiểu học vừa chơi đồ chơi trên đất bẩn rồi đưa tay đưa lên miệng hoặc ngoáy mũi là rất bình thường, vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công xâm nhập vào cơ thể. Các yếu tố môi trường như ô nhiễm môi trường, thay đổi thời tiết… cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ dễ viêm đường hô hấp.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm: Cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản. Mặc dù có nhiều bệnh đơn lẻ nhưng chúng đều có một số biểu hiện chúng ta dễ nhận thấy, bao gồm: Sốt, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, có khi mất tiếng, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp… nếu trẻ không được chăm sóc đúng, điều trị dứt điểm, rất có khả năng chuyển thành viêm hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi, đặc biệt là dạng viêm phế quản, phổi cấp tính.
Trẻ bị viêm đường hô hấp thường có sốt, ho, nhiều trẻ có thể sốt vừa hoặc sốt cao 39 - 40 độ C, một số trường hợp trẻ viêm đường hô hấp kèm theo khó thở… dẫn đến việc trẻ phải nghỉ học, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt.
3. Sốt xuất huyết - Đừng chủ quan để trẻ chuyển nặng
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP. HCM) hiện Bệnh viện đang điều trị tích cực cho nhiều ca bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 2 ca chuyển nặng đang sử dụng máy lọc máu. Chính vì lẽ đó, các bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ không nên chủ quan khi thấy con mình giảm sốt trong ngày thứ 4 hoặc ngày thứ 5 của bệnh. Trẻ có thể chỉ còn lừ đừ, mệt nhiều, nôn, đau bụng, chảy máu chân răng... nhưng lại là những dấu hiệu cảnh báo trở nặng.
Theo ThS. BS Nguyễn Đình Qui, Phó Khoa Nhiễm cho biết: "Thông thường để nhận diện trẻ bị sốt xuất huyết là sẽ sốt cao liên tục từ 3 đến 4 ngày. Nếu thấy trẻ sốt từ 3 ngày trở lên, tốt nhất nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để làm xét nghiệm máu, nhằm có kết quả và kế hoạch điều trị".
Đối với các trường hợp chưa có chỉ định nhập viện, trẻ sẽ được theo dõi và chăm sóc tại nhà. Nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn thực phẩm dễ tiêu và dùng các loại thuốc nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng.
Sốt xuất huyết thường kéo dài trong 7 ngày. Tuy nhiên, triệu chứng sốt trong những ngày đầu dễ khiến các bố mẹ nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm họng, sốt siêu vi hay mắc COVID-19... Vậy nên, bố mẹ cần kịp thời đưa con vào bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn, tránh để quá muộn sẽ diễn tiến nặng và tổn thương nguy hại đến sức khỏe.
4. Trẻ mắc tay chân miệng gia tăng - Cha mẹ phải làm gì?
Phụ huynh cần theo dõi các triệu chứng của trẻ như: Trẻ có sốt, có nốt ở tay chân miệng và có giật mình, nổi ban hay không. Bên cạnh đó, phụ huynh theo dõi ở lớp học có tiền sử trẻ bị tay chân miệng không và nên vệ sinh thường xuyên cho trẻ để giảm khả năng lây nhiễm.
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra và hiện chưa có vaccine phòng ngừa bệnh. Thời gian ủ bệnh từ 3 - 7 ngày. Trẻ tiếp xúc với mầm bệnh phải theo dõi trong vòng 7 ngày kể từ ngày tiếp xúc.
Ở trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhẹ, các dấu hiệu của bệnh thường biểu hiện ra bên ngoài như nổi hồng ban mụn nước, loét miệng, sốt, tiêu chảy... Tuy nhiên, ở trẻ mắc bệnh tay chân miệng thì các dấu hiệu thể hiện ra bên ngoài rất ít và rất khó nhận ra như bệnh tác động đến não, gây giật mình, chới với. Chính vì vậy, khi trẻ có biểu hiện, cần tới cơ sở y tế để khám và được chẩn đoán đúng.
5.Lời khuyên thầy thuốc
Thời tiết chuyển mùa nên dễ lây các bệnh truyền nhiễm, để phòng bệnh cho trẻ, cha mẹ và thầy cô cần hướng dẫn, tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt như rửa tay sạch sẽ, đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa.
Ăn uống hợp vệ sinh, việc chế biến và bảo quản đồ ăn, thức uống phải thật sạch sẽ, nhằm loại trừ tối đa các tác nhân gây bệnh ở đường tiêu hóa, có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Đảm bảo dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, khuyến khích trẻ uống nhiều nước.
Giữ môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ, phát quang môi trường, loại bỏ những nơi nước đọng nhằm ngăn chặn sự phát triển của muỗi. Duy trì thói quen nằm màn khi ngủ, kể cả buổi trưa. Khi phát hiện sức khỏe của trẻ có dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ đi khám bệnh và điều trị kịp thời.
Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc xin đa dạng dành cho các đối tượng khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai. Tiêm vắc xin tại Hệ thống tiêm chủng Quốc tế FVC, khách hàng sẽ được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:
– Trẻ sẽ được khám sàng lọc đầy đủ trước khi tiêm. Phụ huynh sẽ được tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đới với từng loại vắc xin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.
– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm
– 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
– Phòng tiêm chủng sạch sẽ, có khu chơi cho trẻ em giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
🏠 HỆ THỐNG TRUNG TÂM TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ FVC
❇️FVC - TP. QUẢNG NGÃI
Số 755, Võ Nguyên Giáp, TP. Quảng Ngãi.
❇️FVC - TAM KỲ
Số 64, Tôn Đức Thắng, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam.
❇️FVC - BÌNH SƠN
Đối diện UBND Bình Long, Bình Sơn (ngã 3 Trà Bồng, 100m về phía tây)
❇️FVC - DUNG QUẤT
Vòng xoay Võ Văn Kiệt, Bình Trị, Bình Sơn
❇️FVC - MỸ KHÊ
Vòng xoay Tịnh Khê (300m phía bắc), TP. Quảng Ngãi)
❇️FVC - NÚI THÀNH
Số 417, Phạm Văn Đồng, TT. Núi Thành, Quảng Nam.
☎️Hotline: 0327808086 🌍 tiemchungfvc.vn
Hình ảnh được chụp tại FVC sau khi đã được khách hàng đồng ý!